Ngày 24/10, Trung Quốc đã công bố Sách Trắng 2012 về chính sách năng lượng, qua đó cụ thể hóa các chính sách về phát triển năng lượng, bảo tồn và thúc đẩy năng lượng tái sinh.
Sách Trắng trên mang tên "Chính sách Năng lượng của Trung Quốc 2012", đã được Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc (chính phủ) xuất bản, khẳng định bảo vệ và sử dụng ổn định lâu dài nguồn tài nguyên năng lượng là nhiệm vụ chiến lược quan trọng của nước này.
Trong giai đoạn 1981-2011, tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc tăng 5,82%/năm, là một trong những cơ sở quan trọng để nền kinh tế quốc gia này đạt mức tăng trưởng tới 10%/năm.
Trung Quốc đã xây dựng một hệ thống cung cấp năng lượng toàn diện bao gồm than đá, điện năng, xăng dầu, khí đốt, các nguồn tài nguyên mới có thể tái chế...
Chính phủ Trung Quốc nhấn mạnh trong Sách Trắng 2012 rằng chính sách năng lượng của nước này buộc phải phát triển theo hướng tăng hàm lượng khoa học kỹ thuật, tiêu hao năng lượng thấp, giảm ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả kinh tế và bảo đảm an toàn.
Sách Trắng xác định tiết kiệm là phương châm ưu tiên hàng đầu trong chính sách năng lượng của Trung Quốc thời gian tới.
Bên cạnh đó, nước này còn tập trung thực hiện một số phương châm chủ đạo khác như tăng cường sáng tạo khoa học kỹ thuật, mở rộng hợp tác quốc tế, thúc đẩy cải cách, cải thiện đời sống nhân dân và bảo vệ môi trường.
Năm 2007, Trung Quốc đã đưa ra một kế hoạch toàn diện để bảo tồn năng lượng và giảm lượng khí thải, trong đó đặt mục tiêu tiêu thụ năng lượng cụ thể đối với các ngành kinh tế chính như công nghiệp, xây dựng và vận tải.
Theo Sách Trắng, Trung Quốc phải đi theo lộ trình phát triển công nghệ cao, giảm tiêu thụ tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường và đảm bảo an ninh năng lượng.
Từ năm 2010 đến cuối năm 2015, Trung Quốc sẽ giảm 16% mức tiêu thụ năng lượng và 17% mức khí thải cácbon điôxít (carbon dioxide) tính trên đơn vị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo kế hoạch năm năm lần thứ 12 (2011-2015).
Đối với lĩnh vực năng lượng tái sinh, Trung Quốc sẽ nỗ lực phát triển thủy điện, năng lượng mặt trời, năng lượng gió và biogas, đồng thời sẽ tìm kiếm những biện pháp an toàn và hiệu quả để phát triển năng lượng hạt nhân.
Trung Quốc dự kiến nâng tỷ lệ tiêu thụ các nguồn năng lượng phi hóa thạch lên 11,4% và tăng công suất phát điện từ các nguồn nhiên liệu phi hóa thạch lên 30% vào cuối năm 2015.
Tuy nhiên, phát triển năng lượng của Trung Quốc vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Thông qua Sách Trắng, chính phủ nước này nêu bật tầm quan trọng của việc bảo tồn năng lượng trong nỗ lực nhằm thực hiện phát triển xã hội-kinh tế bền vững.
Nội dung Sách Trắng có đoạn: "Là một đất nước đông dân song tương đối khan hiếm các nguồn tài nguyên, Trung Quốc phải hướng tới bảo tồn năng lượng và luôn đặt mục tiêu này lên hàng đầu"./.
Sách Trắng trên mang tên "Chính sách Năng lượng của Trung Quốc 2012", đã được Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc (chính phủ) xuất bản, khẳng định bảo vệ và sử dụng ổn định lâu dài nguồn tài nguyên năng lượng là nhiệm vụ chiến lược quan trọng của nước này.
Trong giai đoạn 1981-2011, tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc tăng 5,82%/năm, là một trong những cơ sở quan trọng để nền kinh tế quốc gia này đạt mức tăng trưởng tới 10%/năm.
Trung Quốc đã xây dựng một hệ thống cung cấp năng lượng toàn diện bao gồm than đá, điện năng, xăng dầu, khí đốt, các nguồn tài nguyên mới có thể tái chế...
Chính phủ Trung Quốc nhấn mạnh trong Sách Trắng 2012 rằng chính sách năng lượng của nước này buộc phải phát triển theo hướng tăng hàm lượng khoa học kỹ thuật, tiêu hao năng lượng thấp, giảm ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả kinh tế và bảo đảm an toàn.
Sách Trắng xác định tiết kiệm là phương châm ưu tiên hàng đầu trong chính sách năng lượng của Trung Quốc thời gian tới.
Bên cạnh đó, nước này còn tập trung thực hiện một số phương châm chủ đạo khác như tăng cường sáng tạo khoa học kỹ thuật, mở rộng hợp tác quốc tế, thúc đẩy cải cách, cải thiện đời sống nhân dân và bảo vệ môi trường.
Năm 2007, Trung Quốc đã đưa ra một kế hoạch toàn diện để bảo tồn năng lượng và giảm lượng khí thải, trong đó đặt mục tiêu tiêu thụ năng lượng cụ thể đối với các ngành kinh tế chính như công nghiệp, xây dựng và vận tải.
Theo Sách Trắng, Trung Quốc phải đi theo lộ trình phát triển công nghệ cao, giảm tiêu thụ tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường và đảm bảo an ninh năng lượng.
Từ năm 2010 đến cuối năm 2015, Trung Quốc sẽ giảm 16% mức tiêu thụ năng lượng và 17% mức khí thải cácbon điôxít (carbon dioxide) tính trên đơn vị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo kế hoạch năm năm lần thứ 12 (2011-2015).
Đối với lĩnh vực năng lượng tái sinh, Trung Quốc sẽ nỗ lực phát triển thủy điện, năng lượng mặt trời, năng lượng gió và biogas, đồng thời sẽ tìm kiếm những biện pháp an toàn và hiệu quả để phát triển năng lượng hạt nhân.
Trung Quốc dự kiến nâng tỷ lệ tiêu thụ các nguồn năng lượng phi hóa thạch lên 11,4% và tăng công suất phát điện từ các nguồn nhiên liệu phi hóa thạch lên 30% vào cuối năm 2015.
Tuy nhiên, phát triển năng lượng của Trung Quốc vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Thông qua Sách Trắng, chính phủ nước này nêu bật tầm quan trọng của việc bảo tồn năng lượng trong nỗ lực nhằm thực hiện phát triển xã hội-kinh tế bền vững.
Nội dung Sách Trắng có đoạn: "Là một đất nước đông dân song tương đối khan hiếm các nguồn tài nguyên, Trung Quốc phải hướng tới bảo tồn năng lượng và luôn đặt mục tiêu này lên hàng đầu"./.
(TTXVN)