Vị vua ngây ngô Tấn Huệ Đế trong lịch sử Trung Quốc từng có câu để đời khi nghe tin dân bị nạn đói: “Không có gạo ăn, sao không ăn thịt?”. Nó đã thành chuyện tiếu lâm suốt 1.700 năm qua nhưng ngày nay, câu nói đó đáng để lưu tâm.
Zhou Yan, một nội trợ 30 tuổi ở tỉnh Triết Giang, phàn nàn về tình trạng giá rau quả tăng vọt gần đây tại thị trường Trung Quốc: “Cá chép chỉ 5 Nhân dân tệ một con, nửa con gà cũng chỉ 11 nhân dân tệ (NDT). Nhưng còn rau thì sao? Ngay cả hẹ tây giờ cũng lên đến 7 NDT/kg.”
Thống kê chính thức của Chính phủ Trung Quốc cho thấy từ tháng 12 năm ngoái đến tháng 4 năm nay, giá bình quân của 28 loại rau quả là 7 NDT/kg, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm trước. Cho dù giá bình quân này đã giảm trong tháng 5, một số mặt hàng như tỏi hay đỗ xanh vẫn được giao dịch với giá kỷ lục.
Theo www.21food.cn, một website cung cấp thông tin về lĩnh vực thực phẩm, giá đỗ xanh “lượn lờ” khoảng 19 NDT/kg hồi giữa tháng trước. Ở hầu hết Trung Quốc, giá này cao hơn gấp đôi một năm trước. Tỏi cũng trên bệ phóng tương tự khi từ mức 1 NDT/kg nhảy vọt lên đỉnh điểm 19 NDT/kg trong tháng 5.
Giá rau quả tăng bất thường này làm người Trung Quốc nhớ lại hiện tượng giá thịt lên chóng mặt dẫn tới lạm phát trong năm 2007 và 2008. Cũng như quá khứ, đây đang là quan ngại của người dân.
Thực phẩm chiếm 1/3 trong chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc, vốn đã tăng 2,8% hồi tháng 4 so với một năm trước. Đó là tháng thứ ba liên tiếp, CPI tăng vượt tỷ lệ lãi suất chuẩn.
Có hai yếu tố bị cho là thủ phạm, đó là thời tiết lạnh và tiền “nóng.”
Ding Shengjun, một nhà nghiên cứu tại Cục Ngũ cốc quốc gia Trung Quốc nhận xét: “Giá tăng đầu tiên vì sản lượng giảm do thời tiết xấu trong mùa Xuân năm nay khi khu vực Tây Nam chịu hạn hán còn miền Bắc chịu những đợt rét đặc biệt. Nguyên nhân thứ hai là vì tình trạng đầu cơ vốn nhàn rỗi khi các nhà đầu tư tháo chạy khỏi thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán, trút tiền vào các thị trường hàng hóa nông sản.”
Năm ngoái, nhiều người Trung Quốc đầu tư vào nhà cửa và chứng khoán vì hai thị trường này phát triển rầm rộ. Nhưng năm nay, tình hình đổi khác sau khi chính phủ công bố những chính sách chặt chẽ nhằm kiểm soát giá nhà đất. Hậu quả là một luồng tiền không nhỏ chảy sang thị trường hàng hóa với mục đích đầu cơ mà nhiều mặt hàng nông sản như tỏi và đỗ xanh trở thành đích ngắm.
Dư luận nóng về vấn đề này khiến các cơ quan hữu quan Trung Quốc phải nhập cuộc, nhưng lại có những quan điểm trái ngược nhau.
Peng Sen, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách và phát triển nhà nước, nhận xét tỏi và đỗ xanh đều là các sản phẩm thời vụ, được trồng ở những khu vực nhất định nhưng nhu cầu lại là quanh năm. Với nguồn cung lẫn cầu tương đối nhỏ, lại dễ tích trữ khiến các mặt hàng này rơi vào tình trạng bị đầu cơ.
Tuần trước, ủy ban này đã ra một thông báo chung cùng với Bộ Thương mại và Tổng cục Quản lý hành chính công thương gửi tới chính quyền các địa phương yêu cầu xử lý nạn đầu cơ tích trữ nông sản. Theo thông báo này, mức phạt cao nhất có thể lên đến gấp năm lần lợi nhuận bất chính kiếm được từ đầu cơ, đồng thời những đối tượng gây xáo trộn thị trường nghiêm trọng có thể bị xử lý hình sự.
Tuy nhiên, Yao Jingyuan, kinh tế trưởng của Cục Thống kê nhà nước lại cho rằng chưa có bằng chứng rõ ràng là một luồng tiền “nóng” chảy vào thị trường nông sản. Chuyên gia này nhận xét vì có thời hạn sử dụng ngắn và giá trị gia tăng thấp, nông sản thiếu những đặc điểm của một loại hàng hóa đầu tư tốt. Thay vào đó, Yao Jingyuan kết luận thời tiết xấu là nguyên nhân chính vì không chỉ làm giảm sản lượng mà còn khiến chi phí vận chuyển tăng.
Bộ Nông nghiệp Trung Quốc dung hòa các quan điểm trên, nói rằng cả hai yếu tố đều góp phần gây ra tình trạng giá tăng. Tuy nhiên, trong một cuộc họp báo cuối tuần qua, các quan chức bộ này không chỉ trích cụ thể tình trạng đầu cơ.
Họ lý giải cụ thể trường hợp đỗ xanh đang thiếu nguồn cung trầm trọng vì diện tích trồng giảm khi nông dân thay nông sản này bằng ngô và khoai tây. Trong khi đó, năm ngoái Trung Quốc xuất khẩu hơn 270.000 tấn đỗ xanh, tăng 130.000 tấn so với một năm trước, còn nhập khẩu lại giảm 70.000 tấn. Tổng cộng, nguồn cung giảm tới 200.000 tấn.
Cho dù các quan điểm có khác nhau như vậy, Trung Quốc từng chứng kiến nhiều vụ đầu tư khiến giá hàng hóa nhỏ tăng chóng mặt. Một điển hình là năm 2006 và năm 2007, trà Phổ Nhĩ đột nhiên nóng đặc biệt khi giá tất cả các loại tăng ít nhất ba lần.
Đầu năm ngoái, tỏi cũng đã lên cơn sốt khi dịch cúm A/H1N1 bùng phát và nhiều người Trung Quốc chọn phương pháp cổ truyền là tăng cường ăn tỏi để phòng bệnh. Theo các chuyên gia kinh tế, trong riêng năm 2009, giá tỏi ở Trung Quốc đã tăng vọt tới 560%./.
Zhou Yan, một nội trợ 30 tuổi ở tỉnh Triết Giang, phàn nàn về tình trạng giá rau quả tăng vọt gần đây tại thị trường Trung Quốc: “Cá chép chỉ 5 Nhân dân tệ một con, nửa con gà cũng chỉ 11 nhân dân tệ (NDT). Nhưng còn rau thì sao? Ngay cả hẹ tây giờ cũng lên đến 7 NDT/kg.”
Thống kê chính thức của Chính phủ Trung Quốc cho thấy từ tháng 12 năm ngoái đến tháng 4 năm nay, giá bình quân của 28 loại rau quả là 7 NDT/kg, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm trước. Cho dù giá bình quân này đã giảm trong tháng 5, một số mặt hàng như tỏi hay đỗ xanh vẫn được giao dịch với giá kỷ lục.
Theo www.21food.cn, một website cung cấp thông tin về lĩnh vực thực phẩm, giá đỗ xanh “lượn lờ” khoảng 19 NDT/kg hồi giữa tháng trước. Ở hầu hết Trung Quốc, giá này cao hơn gấp đôi một năm trước. Tỏi cũng trên bệ phóng tương tự khi từ mức 1 NDT/kg nhảy vọt lên đỉnh điểm 19 NDT/kg trong tháng 5.
Giá rau quả tăng bất thường này làm người Trung Quốc nhớ lại hiện tượng giá thịt lên chóng mặt dẫn tới lạm phát trong năm 2007 và 2008. Cũng như quá khứ, đây đang là quan ngại của người dân.
Thực phẩm chiếm 1/3 trong chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc, vốn đã tăng 2,8% hồi tháng 4 so với một năm trước. Đó là tháng thứ ba liên tiếp, CPI tăng vượt tỷ lệ lãi suất chuẩn.
Có hai yếu tố bị cho là thủ phạm, đó là thời tiết lạnh và tiền “nóng.”
Ding Shengjun, một nhà nghiên cứu tại Cục Ngũ cốc quốc gia Trung Quốc nhận xét: “Giá tăng đầu tiên vì sản lượng giảm do thời tiết xấu trong mùa Xuân năm nay khi khu vực Tây Nam chịu hạn hán còn miền Bắc chịu những đợt rét đặc biệt. Nguyên nhân thứ hai là vì tình trạng đầu cơ vốn nhàn rỗi khi các nhà đầu tư tháo chạy khỏi thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán, trút tiền vào các thị trường hàng hóa nông sản.”
Năm ngoái, nhiều người Trung Quốc đầu tư vào nhà cửa và chứng khoán vì hai thị trường này phát triển rầm rộ. Nhưng năm nay, tình hình đổi khác sau khi chính phủ công bố những chính sách chặt chẽ nhằm kiểm soát giá nhà đất. Hậu quả là một luồng tiền không nhỏ chảy sang thị trường hàng hóa với mục đích đầu cơ mà nhiều mặt hàng nông sản như tỏi và đỗ xanh trở thành đích ngắm.
Dư luận nóng về vấn đề này khiến các cơ quan hữu quan Trung Quốc phải nhập cuộc, nhưng lại có những quan điểm trái ngược nhau.
Peng Sen, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách và phát triển nhà nước, nhận xét tỏi và đỗ xanh đều là các sản phẩm thời vụ, được trồng ở những khu vực nhất định nhưng nhu cầu lại là quanh năm. Với nguồn cung lẫn cầu tương đối nhỏ, lại dễ tích trữ khiến các mặt hàng này rơi vào tình trạng bị đầu cơ.
Tuần trước, ủy ban này đã ra một thông báo chung cùng với Bộ Thương mại và Tổng cục Quản lý hành chính công thương gửi tới chính quyền các địa phương yêu cầu xử lý nạn đầu cơ tích trữ nông sản. Theo thông báo này, mức phạt cao nhất có thể lên đến gấp năm lần lợi nhuận bất chính kiếm được từ đầu cơ, đồng thời những đối tượng gây xáo trộn thị trường nghiêm trọng có thể bị xử lý hình sự.
Tuy nhiên, Yao Jingyuan, kinh tế trưởng của Cục Thống kê nhà nước lại cho rằng chưa có bằng chứng rõ ràng là một luồng tiền “nóng” chảy vào thị trường nông sản. Chuyên gia này nhận xét vì có thời hạn sử dụng ngắn và giá trị gia tăng thấp, nông sản thiếu những đặc điểm của một loại hàng hóa đầu tư tốt. Thay vào đó, Yao Jingyuan kết luận thời tiết xấu là nguyên nhân chính vì không chỉ làm giảm sản lượng mà còn khiến chi phí vận chuyển tăng.
Bộ Nông nghiệp Trung Quốc dung hòa các quan điểm trên, nói rằng cả hai yếu tố đều góp phần gây ra tình trạng giá tăng. Tuy nhiên, trong một cuộc họp báo cuối tuần qua, các quan chức bộ này không chỉ trích cụ thể tình trạng đầu cơ.
Họ lý giải cụ thể trường hợp đỗ xanh đang thiếu nguồn cung trầm trọng vì diện tích trồng giảm khi nông dân thay nông sản này bằng ngô và khoai tây. Trong khi đó, năm ngoái Trung Quốc xuất khẩu hơn 270.000 tấn đỗ xanh, tăng 130.000 tấn so với một năm trước, còn nhập khẩu lại giảm 70.000 tấn. Tổng cộng, nguồn cung giảm tới 200.000 tấn.
Cho dù các quan điểm có khác nhau như vậy, Trung Quốc từng chứng kiến nhiều vụ đầu tư khiến giá hàng hóa nhỏ tăng chóng mặt. Một điển hình là năm 2006 và năm 2007, trà Phổ Nhĩ đột nhiên nóng đặc biệt khi giá tất cả các loại tăng ít nhất ba lần.
Đầu năm ngoái, tỏi cũng đã lên cơn sốt khi dịch cúm A/H1N1 bùng phát và nhiều người Trung Quốc chọn phương pháp cổ truyền là tăng cường ăn tỏi để phòng bệnh. Theo các chuyên gia kinh tế, trong riêng năm 2009, giá tỏi ở Trung Quốc đã tăng vọt tới 560%./.
Trung Sơn/Hongkong (Vietnam+)