Chính phủ Hàn Quốc ngày 2/11 thông báo nước này sẽ xây dựng một trạm phong điện khổng lồ ở vùng biển phía Tây Hàn Quốc vào năm 2019.
Theo Bộ Kinh tế tri thức Hàn Quốc, nhiều công ty công nghiệp lớn của nước này như Công ty Công nghiệp nặng Hyundai (Hyundai Heavy Industries), Công ty Đóng tàu và động cơ thủy Daewoo (Daewoo Shipbuilding and Marine Engineering) sẽ thực hiện dự án có kinh phí đầu tư 9.200 tỷ won (8,2 tỷ USD), bao gồm 500 tuabin gió với công suất 2.500MW điện.
Phải nhập khẩu tới 97% nhu cầu năng lượng, cường quốc kinh tế thứ tư châu Á này đang tích cực tìm kiếm biện pháp nhằm giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nguyên liệu hóa thạch và đa dạng hóa các nguồn năng lượng.
Tháng Chín vừa qua, Seoul đã công bố kế hoạch năm năm với kinh phí 36 tỷ USD để phát triển các nguồn năng lượng mới và coi đây là động lực mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hàn Quốc cũng đặt mục tiêu nằm trong tốp 5 nước hàng đầu thế giới trong lĩnh vực năng lượng mới.
Trong những năm qua, Trung Quốc cũng đẩy mạnh kế hoạch phát triển năng lượng gió. Đến năm 2012, Trung Quốc sẽ xây dựng một nhà máy phong điện ngoài khơi tỷnh Giang Tô (miền Nam), có công suất 300MW, tương đương với công suất trạm phong điện lớn nhất thế giới của Anh vừa được phép xây dựng. Đây sẽ là trạm phong điện ngoài khơi thứ hai của Trung Quốc.
Với ưu thế sản xuất phong điện nhờ bờ biển dài và vùng thảo nguyên phía Bắc lộng gió, Trung Quốc bắt đầu phát triển phong điện từ năm 2006 nhằm tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo lên 15% trong tổng năng lương tiêu thụ vào năm 2020.
Theo báo cáo được Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu và Hiệp hội Năng lượng tái tạo Trung Quốc công bố mới đây, sản lượng phong điện của Trung Quốc sẽ đạt 230GW vào năm 2020.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đặt năng lượng sạch vào vị trí trung tâm trong việc hoạch định chính sách. Trong chín ngành công nghiệp quan trọng mới nổi do các nhà hoạch định chính sách bình chọn, có tới sáu ngành liên quan đến công nghệ xanh.
Bắc Kinh cũng dự kiến trong tương lai sẽ chi khoảng 600 tỷ USD nhằm cải thiện mạng lưới điện và phát triển các ngành công nghiệp với công nghệ sạch./.
Theo Bộ Kinh tế tri thức Hàn Quốc, nhiều công ty công nghiệp lớn của nước này như Công ty Công nghiệp nặng Hyundai (Hyundai Heavy Industries), Công ty Đóng tàu và động cơ thủy Daewoo (Daewoo Shipbuilding and Marine Engineering) sẽ thực hiện dự án có kinh phí đầu tư 9.200 tỷ won (8,2 tỷ USD), bao gồm 500 tuabin gió với công suất 2.500MW điện.
Phải nhập khẩu tới 97% nhu cầu năng lượng, cường quốc kinh tế thứ tư châu Á này đang tích cực tìm kiếm biện pháp nhằm giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nguyên liệu hóa thạch và đa dạng hóa các nguồn năng lượng.
Tháng Chín vừa qua, Seoul đã công bố kế hoạch năm năm với kinh phí 36 tỷ USD để phát triển các nguồn năng lượng mới và coi đây là động lực mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hàn Quốc cũng đặt mục tiêu nằm trong tốp 5 nước hàng đầu thế giới trong lĩnh vực năng lượng mới.
Trong những năm qua, Trung Quốc cũng đẩy mạnh kế hoạch phát triển năng lượng gió. Đến năm 2012, Trung Quốc sẽ xây dựng một nhà máy phong điện ngoài khơi tỷnh Giang Tô (miền Nam), có công suất 300MW, tương đương với công suất trạm phong điện lớn nhất thế giới của Anh vừa được phép xây dựng. Đây sẽ là trạm phong điện ngoài khơi thứ hai của Trung Quốc.
Với ưu thế sản xuất phong điện nhờ bờ biển dài và vùng thảo nguyên phía Bắc lộng gió, Trung Quốc bắt đầu phát triển phong điện từ năm 2006 nhằm tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo lên 15% trong tổng năng lương tiêu thụ vào năm 2020.
Theo báo cáo được Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu và Hiệp hội Năng lượng tái tạo Trung Quốc công bố mới đây, sản lượng phong điện của Trung Quốc sẽ đạt 230GW vào năm 2020.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đặt năng lượng sạch vào vị trí trung tâm trong việc hoạch định chính sách. Trong chín ngành công nghiệp quan trọng mới nổi do các nhà hoạch định chính sách bình chọn, có tới sáu ngành liên quan đến công nghệ xanh.
Bắc Kinh cũng dự kiến trong tương lai sẽ chi khoảng 600 tỷ USD nhằm cải thiện mạng lưới điện và phát triển các ngành công nghiệp với công nghệ sạch./.
(TTXVN/Vietnam+)