Theo số liệu chính thức của Tổng cục Thống kê Trung Quốc, lạm phát của Trung Quốc đã tăng nhẹ trở lại trong tháng Ba sau khi chạm mức thấp kỷ lục trong vòng 20 tháng trở lại đây.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), một trong những thước đo quan trọng thể hiện mức lạm phát, đã tăng từ 3,2% trong tháng Hai lên 3,6% trong tháng Ba.
Theo ông Lý Tuệ Dũng, nhà phân tích của Công ty chứng khoán Shenyin Wanguo có trụ sở tại Thượng Hải (Shanghai), chỉ số giá tiêu dùng bị đẩy lên cao có nguyên nhân chính từ việc giá thực phẩm tăng mạnh (7,5%), điều này bắt nguồn từ việc thời tiết giá lạnh trong tháng Ba làm nguồn cung rau quả không đáp ứng được yêu cầu. Hơn nữa, việc chính phủ tăng giá nhiên liệu 2 lần từ đầu năm đến nay cũng là một nguyên nhân dẫn tới tăng giá chung.
Trong tháng Hai, mặc dù giá cả tăng, nhưng lạm phát vẫn ở mức thấp nhất trong vòng 20 tháng (3,2%), và các nhà phân tích hy vọng rằng lạm phát sẽ duy trì ở mức dưới 4% trong năm nay.
Tại kỳ họp Quốc hội hồi tháng Ba, Chính phủ Trung Quốc cũng khẳng định quyết tâm kiềm chế lạm phát ở dưới mức 4% trong năm nay.
Trong bối cảnh tăng trưởng của Trung Quốc có dấu hiệu chậm lại, Chính phủ nước này đã thực hiện nới lỏng một số điều kiện về tín dụng nhằm kích thích xuất khẩu và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị tác động bởi suy thoái kinh tế toàn cầu.
Trong vòng 4 tháng qua, Chính phủ Trung Quốc đã hai lần giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng nhằm tăng lượng tiền lưu thông cho nền kinh tế.
Các nhà phân tích cho rằng chính phủ sẽ tiến hành nhiều biện pháp tương tự trong các tháng tiếp sau của năm nay nhằm lấy lại đà phát triển kinh tế và hạn chế lạm phát.
Lạm phát là một trong những mối quan tâm kinh tế hàng đầu của Trung Quốc, bởi điều này luôn tiềm ẩn khả năng dẫn tới tăng giá, có thể châm ngòi cho sự mất ổn định xã hội.
Chính phủ Trung Quốc đã hạ mục tiêu tăng trưởng từ 8% xuống còn 7,5% trong năm nay, do nhận thấy rằng nền kinh tế Trung Quốc, vốn dựa chủ yếu vào xuất khẩu, sẽ tăng trưởng chậm trong bối cảnh khủng hoảng nợ công ở châu Âu và sự phục hồi chậm chạp của nền kinh tế Mỹ khiến nhu cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc giảm./.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), một trong những thước đo quan trọng thể hiện mức lạm phát, đã tăng từ 3,2% trong tháng Hai lên 3,6% trong tháng Ba.
Theo ông Lý Tuệ Dũng, nhà phân tích của Công ty chứng khoán Shenyin Wanguo có trụ sở tại Thượng Hải (Shanghai), chỉ số giá tiêu dùng bị đẩy lên cao có nguyên nhân chính từ việc giá thực phẩm tăng mạnh (7,5%), điều này bắt nguồn từ việc thời tiết giá lạnh trong tháng Ba làm nguồn cung rau quả không đáp ứng được yêu cầu. Hơn nữa, việc chính phủ tăng giá nhiên liệu 2 lần từ đầu năm đến nay cũng là một nguyên nhân dẫn tới tăng giá chung.
Trong tháng Hai, mặc dù giá cả tăng, nhưng lạm phát vẫn ở mức thấp nhất trong vòng 20 tháng (3,2%), và các nhà phân tích hy vọng rằng lạm phát sẽ duy trì ở mức dưới 4% trong năm nay.
Tại kỳ họp Quốc hội hồi tháng Ba, Chính phủ Trung Quốc cũng khẳng định quyết tâm kiềm chế lạm phát ở dưới mức 4% trong năm nay.
Trong bối cảnh tăng trưởng của Trung Quốc có dấu hiệu chậm lại, Chính phủ nước này đã thực hiện nới lỏng một số điều kiện về tín dụng nhằm kích thích xuất khẩu và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị tác động bởi suy thoái kinh tế toàn cầu.
Trong vòng 4 tháng qua, Chính phủ Trung Quốc đã hai lần giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng nhằm tăng lượng tiền lưu thông cho nền kinh tế.
Các nhà phân tích cho rằng chính phủ sẽ tiến hành nhiều biện pháp tương tự trong các tháng tiếp sau của năm nay nhằm lấy lại đà phát triển kinh tế và hạn chế lạm phát.
Lạm phát là một trong những mối quan tâm kinh tế hàng đầu của Trung Quốc, bởi điều này luôn tiềm ẩn khả năng dẫn tới tăng giá, có thể châm ngòi cho sự mất ổn định xã hội.
Chính phủ Trung Quốc đã hạ mục tiêu tăng trưởng từ 8% xuống còn 7,5% trong năm nay, do nhận thấy rằng nền kinh tế Trung Quốc, vốn dựa chủ yếu vào xuất khẩu, sẽ tăng trưởng chậm trong bối cảnh khủng hoảng nợ công ở châu Âu và sự phục hồi chậm chạp của nền kinh tế Mỹ khiến nhu cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc giảm./.
(TTXVN)