Chỉ số giá tiêu dùng tháng Năm của Trung Quốc cao hơn mục tiêu chính phủ đề ra đang gây thêm khó khăn cho nỗ lực duy trì tăng trưởng kinh tế ổn định.
Theo Tổng cục Thống kê Trung Quốc (NBS), chỉ số giá tiêu dùng, thước đo lạm phát chủ chốt, đã bất ngờ tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước.
Tốc độ tăng này đã cao hơn cả mức tăng 2,8% trong tháng Tư và thậm chí còn vượt cả mục tiêu lạm phát cả năm ở mức 3% mà Chính phủ đặt ra.
Lạm phát leo thang đang tiềm ẩn sức ép gia tăng lên các nhà hoạch định chính sách trong việc nâng lãi suất.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Sheng Laiyun cho rằng Chính phủ có cơ sở để kiểm soát tốc độ tăng giá ở mức 3%. Lạm phát tăng cao trong tháng Năm là do giá lương thực và nhà đất tăng.
Hiện tại sức ép lạm phát trong nước khá lớn, nhưng với những nỗ lực hết sức Trung Quốc vẫn có thể đạt được mục tiêu kiềm chế ở mức 3%. Sức ép giá cả có thể sẽ dịu bớt về cuối năm.
Ông Sheng nói thêm lạm phát đình đốn tức là tăng trưởng kinh tế chậm lại và giá cả tăng không phải là vấn đề đáng quan ngại bởi nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang tăng trưởng với nhịp độ tương đối nhanh.
Trong khi đó chỉ số giá sản xuất, thước đo giá cả tại nhà máy và nông trại, cũng tăng cao hơn dự đoán khi tăng tới 7,1% và tăng khoảng 5,9% trong năm tháng đầu năm.
Nhà phân tích cấp cao Brian Jackson từ Royal Bank of Canada tại Hongkong nhận định bất chấp giá cả tăng Chính phủ Trung Quốc có thể chưa tăng lãi suất trước cuối năm nay để xem xét hiệu quả của việc thắt chặt chính sách và diễn biến của cuộc khủng hoảng nợ Eurozone. Nhưng chiến lược đó tiềm ẩn rủi ro khi xem xét triển vọng lạm phát trong ngắn hạn.
Nhà kinh tế Lu Ting thuộc Bank of America-Merrill Lynch nhận định trong bối cảnh có những tín hiệu cho thấy nền kinh tế tăng trưởng chậm lại các nhà hoạch định chính sách không thể có phản ứng thiếu cẩn trọng trước việc giá cả gia tăng.
Trung Quốc vẫn giữ nguyên lãi suất, ưu tiên thực hiện các biện pháp hạn chế đầu cơ bất động sản và tăng cường giám sát cho vay ngân hàng, vốn “góp phần” đẩy lạm phát lên cao.
Các biện pháp đó đã bước đầu phát huy hiệu quả và các số liệu tháng Năm mới công bố cho thấy sức tăng trưởng của nền kinh tế đã có phần chậm lại.
Cụ thể là giá bất động sản đã hạ nhiệt và nguồn vốn cho vay mới của ngân hàng giảm xuống 639,4 tỷ Nhân dân tệ so với 774 tỷ USD của tháng Tư. Đầu tư vào tài sản cố định chỉ tăng 25,9% so với mức tăng 26,1% của tháng Tư. Sản lượng công nghiệp tăng 16,5%, thấp hơn mức tăng 17,8% hồi tháng trước./.
Theo Tổng cục Thống kê Trung Quốc (NBS), chỉ số giá tiêu dùng, thước đo lạm phát chủ chốt, đã bất ngờ tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước.
Tốc độ tăng này đã cao hơn cả mức tăng 2,8% trong tháng Tư và thậm chí còn vượt cả mục tiêu lạm phát cả năm ở mức 3% mà Chính phủ đặt ra.
Lạm phát leo thang đang tiềm ẩn sức ép gia tăng lên các nhà hoạch định chính sách trong việc nâng lãi suất.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Sheng Laiyun cho rằng Chính phủ có cơ sở để kiểm soát tốc độ tăng giá ở mức 3%. Lạm phát tăng cao trong tháng Năm là do giá lương thực và nhà đất tăng.
Hiện tại sức ép lạm phát trong nước khá lớn, nhưng với những nỗ lực hết sức Trung Quốc vẫn có thể đạt được mục tiêu kiềm chế ở mức 3%. Sức ép giá cả có thể sẽ dịu bớt về cuối năm.
Ông Sheng nói thêm lạm phát đình đốn tức là tăng trưởng kinh tế chậm lại và giá cả tăng không phải là vấn đề đáng quan ngại bởi nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang tăng trưởng với nhịp độ tương đối nhanh.
Trong khi đó chỉ số giá sản xuất, thước đo giá cả tại nhà máy và nông trại, cũng tăng cao hơn dự đoán khi tăng tới 7,1% và tăng khoảng 5,9% trong năm tháng đầu năm.
Nhà phân tích cấp cao Brian Jackson từ Royal Bank of Canada tại Hongkong nhận định bất chấp giá cả tăng Chính phủ Trung Quốc có thể chưa tăng lãi suất trước cuối năm nay để xem xét hiệu quả của việc thắt chặt chính sách và diễn biến của cuộc khủng hoảng nợ Eurozone. Nhưng chiến lược đó tiềm ẩn rủi ro khi xem xét triển vọng lạm phát trong ngắn hạn.
Nhà kinh tế Lu Ting thuộc Bank of America-Merrill Lynch nhận định trong bối cảnh có những tín hiệu cho thấy nền kinh tế tăng trưởng chậm lại các nhà hoạch định chính sách không thể có phản ứng thiếu cẩn trọng trước việc giá cả gia tăng.
Trung Quốc vẫn giữ nguyên lãi suất, ưu tiên thực hiện các biện pháp hạn chế đầu cơ bất động sản và tăng cường giám sát cho vay ngân hàng, vốn “góp phần” đẩy lạm phát lên cao.
Các biện pháp đó đã bước đầu phát huy hiệu quả và các số liệu tháng Năm mới công bố cho thấy sức tăng trưởng của nền kinh tế đã có phần chậm lại.
Cụ thể là giá bất động sản đã hạ nhiệt và nguồn vốn cho vay mới của ngân hàng giảm xuống 639,4 tỷ Nhân dân tệ so với 774 tỷ USD của tháng Tư. Đầu tư vào tài sản cố định chỉ tăng 25,9% so với mức tăng 26,1% của tháng Tư. Sản lượng công nghiệp tăng 16,5%, thấp hơn mức tăng 17,8% hồi tháng trước./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)