Giáo dục kiểu "Mẹ Hổ"

Trung Quốc nghi ngờ giáo dục kiểu "mẹ Hổ - bố Sói"

Chính sách mở cửa tại Trung Quốc đã khiến phương pháp giáo dục nghiêm khắc truyền thống dần trở nên lỗi thời và kém hiệu quả.
Trung Quốc từ lâu đã được biết đến với phương pháp giáo dục có tính kỷ luật cao,nhưng các bậc phụ huynh cũng như các nhà lập pháp đang bắt đầu nghi ngờ về hiệuquả của việc gây quá nhiều áp lực lên trẻ em. Cách tiếp cận cứng rắn của Trung Quốc trong việc nuôi con trẻ trở nên nổi tiếngtrên toàn thế giới vào năm ngoái khi giáo sư người Mỹ gốc Hoa Amy Chua xuất bảncuốn sách "Battle Hymn of the Tiger Mother" (Cuộc chiến của mẹ Hổ), trong đó bàđòi hỏi con mình luôn phải đạt điểm cao. Bà kể mình đã bắt con học trong nhiều giờ và học những bài âm nhạc bắt buộc.Những điều này đã làm độc giả phương Tây bị sốc, nhưng ở Trung Quốc, người tathấy đó là bình thường, vì việc học sinh phải học ở lớp nhiều giờ và bố mẹnghiêm khắc với con cái rất phổ biến. Ngay cả đứa trẻ bốn tuổi cũng phải học tám tiếng một ngày và với những đứa trẻlớn hơn, ngày học ở trường có thể dài 12 tiếng, chưa kể chúng phải làm bài tậpvề nhà thêm 2 đến 4 tiếng nữa. Tuy nhiên, đại biểu Quốc hội Trung Quốc, giáo sư Zhu Yongxin nói với AFP rằngquốc hội nước này đã tích cực xem xét vấn đề trên trong kỳ họp thường niên vừakết để thay đổi cách giáo dục trẻ em. "Mô hình của mẹ Hổ hoặc bố Sói không phù hợp với hệ thống của chúng tôi," giáosư Zhu nói, đề cập đến Amy Chua và một ông bố người Trung Quốc cho rằng chínhviệc đánh đập thường xuyên đã giúp các con ông vào được một trong những trườngđại học hàng đầu của đất nước. Các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã đưa ra nhiều ví dụ về việc nuôi dạycon cái quá nghiêm khắc trong những tháng gần đây, mới nhất là trường hợp mộtngười đàn ông, buộc con trai của mình chạy trong cái lạnh cắt da cắt thịt mà chỉmặc độc chiếc quần lót. [Phẫn nộ đoạn băng bé 4 tuổi khóc dưới trời tuyết] Người cha này, He Liesheng, cho biết ông đã cố gắng để tôi luyện con trai. Nhưngđoạn phim mà ông tung lên internet đã tạo ra một làn sóng chỉ trích của cộngđồng mạng. Trường nước ngoài nở rộ Giáo sư Zhu cho rằng các bậc phụ huynh Trung Quốc hiện nay đang tìm kiếm phươngpháp giáo dục con cái "ít đau đớn hơn." Đây một phần là kết quả của chính sáchmỗi gia đình chỉ được sinh 1 con, và một phần do học làn sóng giao dục phươngTây đang tràn vào nước này. "Kể từ khi Trung Quốc cải cách và mở cửa, đặc biệt là với giáo dục nước ngoài,các trường học đã cởi mở hơn trong việc giới thiệu một nền văn hóa với tư duyđổi mới," ông nói. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã chứng kiến sự lớn mạnh không ngừng củacác cơ sở giảng dạy tư nhân,hoạt động theo các nguyên tắc giáo dục mà nhà triếthọc người Áo Rudolf Steiner đưa ra. Những trường học chẳng hạn như Waldorf bắt đầu dạy đọc, viết và làm toán ở giaiđoạn muộn hơn hầu hết các cơ sở giáo dục truyền thống, và nhấn mạnh vào các kỹnăng khác như âm nhạc và vẽ. Trường đầu tiên được thành lập ở Trung Quốc vào năm 2004, và cuối năm ngoái, cóthêm 6 trường được mở. Yu Shufen quyết định gửi cô con gái 7 tuổi của mình, Duo Duo, tới một trường họcWaldorf ở ngoại ô của Bắc Kinh vì cô cho rằng hệ thống trường công có quá nhiềuáp lực. "Việc có quá nhiều bài tập và các kỳ thi có thể là gánh nặng với trẻ," cô nóivới AFP. "Sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ sẽ bị tổn thương vì môi trường nhưthế này. Vì vậy, tôi không bao giờ nghĩ sẽ cho con gái học trường công".
Trung Quốc nghi ngờ giáo dục kiểu "mẹ Hổ - bố Sói" ảnh 1
Học sinh một trường tiểu học tại Trung Quốc thực hiện nghi thức bái sư theo đạo Khổng trong buổi học đầu năm (Nguồn: AFP)

Theo nghiên cứu của Ngân hàng Mỹ Merrill Lynch, giá trị của lĩnh vực giáo dục tưnhân Trung Quốc sẽ đạt mức 80 tỷ USD trong năm nay, tăng từ mức 60 tỷ USD năm2009. Theo chuyên gia nuôi dạy trẻ Yanhong Wheeler, các bậc phụ huynh bắt đầu thay đổithái độ của họ với việc học tập để đáp ứng với vai trò thay đổi của Trung Quốctrên thế giới. "Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đóng vai trò quan trọng hơn trong cácvấn đề toàn cầu, và vì vậy Trung Quốc cần phát triển các tài năng trẻ, nhữngngười có tinh thần độc lập và sáng tạo, bà nói. Wheeler cũng cho biết rằng các bậc cha mẹ khi về già ngày càng ít phụ thuộc vàocon cái của họ. "Ngày càng có nhiều bậc cha mẹ Trung Quốc không cần con cái chăm sóc lúc tuổigià. Thay vào đó, họ để cho con cái được tự do và độc lập."/.
N.A (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục