Ngày 20/6, Trung Quốc đã lần đầu tiên công bố Sách Trắng về ngành công nghiệp đất hiếm của nước này. Sách Trắng do Văn phòng Thông tin Quốc vụ Viện công bố, có tựa đề "Thực trạng và Chính sách Ngành công nghiệp đất hiếm của Trung Quốc."
Theo Sách Trắng, Bắc Kinh sẽ tiếp tục tuân thủ các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tăng cường quản lý một cách khoa học ngành công nghiệp đất hiếm và cung cấp các sản phẩm đất hiếm cho thị trường thế giới.
Việc Trung Quốc công bố văn kiện này nhằm mục đích để cộng đồng quốc tế có cái nhìn rõ hơn về ngành công nghiệp đất hiếm cũng như chính sách về ngành này của Bắc Kinh.
Tuy nhiên, việc khai thác đất hiếm cũng gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường. Vì vậy, Sách Trắng nêu rõ rằng để kiểm soát những tác động xấu tới môi trường và bảo vệ nguồn tài nguyên không thể tái tạo này, Trung Quốc đã áp dụng hàng loạt chính sách như bảo vệ các mỏ đất hiếm, giảm hạn ngạch xuất khẩu, giới hạn chất thải ô nhiễm ở mức cho phép và tăng thuế đối với tài nguyên này.
Sách Trắng cho rằng những chính sách trên của Bắc Kinh đã vấp phải sự phản đối của một số nước tiêu thụ đất hiếm lớn trên thế giới, trong đó có Nhật Bản, nước nhập khẩu tới 56% sản lượng đất hiếm của Trung Quốc trong năm 2011.
Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc Tô Ba cho biết Trung Quốc sẽ tiếp tục cung cấp kim loại đất hiếm cho thị trường thế giới, đồng thời duy trì các chính sách phù hợp các quy định của WTO.
Trung Quốc hy vọng các nước khác cũng sẽ tích cực phát triển nguồn tài nguyên đất hiếm trong nước, cũng như mở rộng và đa dạng hóa nguồn cung cho thị trường thế giới.
Quặng đất hiếm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với ngành sản xuất sản phẩm công nghệ cao như điện thoại thông minh, tuabin gió hay ắcquy dành cho ôtô.
Hiện Trung Quốc là nhà sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới, cung cấp hơn 90% nhu cầu đất hiếm của cả thế giới./.
Theo Sách Trắng, Bắc Kinh sẽ tiếp tục tuân thủ các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tăng cường quản lý một cách khoa học ngành công nghiệp đất hiếm và cung cấp các sản phẩm đất hiếm cho thị trường thế giới.
Việc Trung Quốc công bố văn kiện này nhằm mục đích để cộng đồng quốc tế có cái nhìn rõ hơn về ngành công nghiệp đất hiếm cũng như chính sách về ngành này của Bắc Kinh.
Tuy nhiên, việc khai thác đất hiếm cũng gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường. Vì vậy, Sách Trắng nêu rõ rằng để kiểm soát những tác động xấu tới môi trường và bảo vệ nguồn tài nguyên không thể tái tạo này, Trung Quốc đã áp dụng hàng loạt chính sách như bảo vệ các mỏ đất hiếm, giảm hạn ngạch xuất khẩu, giới hạn chất thải ô nhiễm ở mức cho phép và tăng thuế đối với tài nguyên này.
Sách Trắng cho rằng những chính sách trên của Bắc Kinh đã vấp phải sự phản đối của một số nước tiêu thụ đất hiếm lớn trên thế giới, trong đó có Nhật Bản, nước nhập khẩu tới 56% sản lượng đất hiếm của Trung Quốc trong năm 2011.
Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc Tô Ba cho biết Trung Quốc sẽ tiếp tục cung cấp kim loại đất hiếm cho thị trường thế giới, đồng thời duy trì các chính sách phù hợp các quy định của WTO.
Trung Quốc hy vọng các nước khác cũng sẽ tích cực phát triển nguồn tài nguyên đất hiếm trong nước, cũng như mở rộng và đa dạng hóa nguồn cung cho thị trường thế giới.
Quặng đất hiếm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với ngành sản xuất sản phẩm công nghệ cao như điện thoại thông minh, tuabin gió hay ắcquy dành cho ôtô.
Hiện Trung Quốc là nhà sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới, cung cấp hơn 90% nhu cầu đất hiếm của cả thế giới./.
(TTXVN)