Mạng tin Asia News Network dẫn Global Wealth Report 2012 của Credit Suisse Research Institute (CSRI) cho biết, số triệu phú ở Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi và nước này sẽ vượt Nhật Bản trở thành quốc gia giàu thứ hai trên thế giới trong 5 năm tới.
Theo báo cáo trên và cũng là báo cáo hàng năm lần thứ 3 của CSRI, tính đến giữa năm 2012 Trung Quốc có 964.000 triệu phú, và con số này sẽ tăng gần gấp đôi lên 1,9 triệu người vào năm 2017, nhờ sự phát triển nhanh chóng của khu vực tư nhân.
Với định nghĩa sự giàu có của hộ gia đình của CSRI, được tính theo đồng đôla Mỹ, là giá trị của các tài sản tài chính và phi tài chính trừ đi tổng số nợ của gia đình thì tổng giá trị tài sản của các hộ gia đình của Trung Quốc tính đến giữa năm 2012 đã tăng 2,9% (562 tỷ USD) lên 20.000 tỷ USD, và con số này sẽ tăng thêm 18.000 tỷ USD trong vòng 5 năm tới.
Như vậy vào năm 2017, với tổng giá trị tài sản của các hộ gia đình 38.000 tỷ USD, Trung Quốc sẽ vượt qua Nhật Bản có mức tương ứng khoảng 35.000 tỷ USD, trở thành nước giàu thứ hai thế giới, sau Mỹ vẫn là nước đứng đầu với 89.000 tỷ USD.
Báo cáo cũng cho biết Trung Quốc là nguồn quan trọng nhất tạo ra của cải mới trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong thập kỷ qua, với mức tăng trung bình 13% sự giàu có của hộ gia đình kể từ năm 2000, cao hơn gấp đôi mức tăng tương ứng 5,8% của toàn cầu.
Do có tỷ lệ tiết kiệm cao và các thiết chế tài chính tương đối phát triển nên tài sản hộ gia đình Trung Quốc dưới hình thức tài chính có tỷ lệ cao hơn so với so với các nước lớn đang phát triển khác. Nhà tư, công trình xây dựng mới và đất nông thôn là những hình thức rất quan trọng của sự giàu có ở Trung Quốc. Tuy nhiên, bất bình đẳng về sự giàu có cũng đang tăng mạnh cũng với sự gia tăng số những doanh nhân, chuyên gia và nhà đầu tư thành công.
Giám đốc điều hành và phụ trách nghiên cứu ở Châu Á-Thái Bình Dương của Credit Suisse, Fan Cheuk-wan cho biết tài sản hộ gia đình của Trung Quốc đã tăng do quá trình đô thị hóa và sự bùng nổ của khu vực tư nhân, và ông hy vọng Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 sẽ điễn ra vào tháng 11 tới sẽ cung cấp những nền tảng cho nước này bước vào giai đoạn tiếp theo của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần tạo ra nhiều của cải hơn trong tương lai.
Cũng theo CSRI, tổng giá trị tài sản các hộ gia đình giàu có toàn cầu đã giảm 5,2% hay 12.000 tỷ USD xuống 223.000 tỷ USD năm 2012, lần giảm đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009. /.
Theo báo cáo trên và cũng là báo cáo hàng năm lần thứ 3 của CSRI, tính đến giữa năm 2012 Trung Quốc có 964.000 triệu phú, và con số này sẽ tăng gần gấp đôi lên 1,9 triệu người vào năm 2017, nhờ sự phát triển nhanh chóng của khu vực tư nhân.
Với định nghĩa sự giàu có của hộ gia đình của CSRI, được tính theo đồng đôla Mỹ, là giá trị của các tài sản tài chính và phi tài chính trừ đi tổng số nợ của gia đình thì tổng giá trị tài sản của các hộ gia đình của Trung Quốc tính đến giữa năm 2012 đã tăng 2,9% (562 tỷ USD) lên 20.000 tỷ USD, và con số này sẽ tăng thêm 18.000 tỷ USD trong vòng 5 năm tới.
Như vậy vào năm 2017, với tổng giá trị tài sản của các hộ gia đình 38.000 tỷ USD, Trung Quốc sẽ vượt qua Nhật Bản có mức tương ứng khoảng 35.000 tỷ USD, trở thành nước giàu thứ hai thế giới, sau Mỹ vẫn là nước đứng đầu với 89.000 tỷ USD.
Báo cáo cũng cho biết Trung Quốc là nguồn quan trọng nhất tạo ra của cải mới trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong thập kỷ qua, với mức tăng trung bình 13% sự giàu có của hộ gia đình kể từ năm 2000, cao hơn gấp đôi mức tăng tương ứng 5,8% của toàn cầu.
Do có tỷ lệ tiết kiệm cao và các thiết chế tài chính tương đối phát triển nên tài sản hộ gia đình Trung Quốc dưới hình thức tài chính có tỷ lệ cao hơn so với so với các nước lớn đang phát triển khác. Nhà tư, công trình xây dựng mới và đất nông thôn là những hình thức rất quan trọng của sự giàu có ở Trung Quốc. Tuy nhiên, bất bình đẳng về sự giàu có cũng đang tăng mạnh cũng với sự gia tăng số những doanh nhân, chuyên gia và nhà đầu tư thành công.
Giám đốc điều hành và phụ trách nghiên cứu ở Châu Á-Thái Bình Dương của Credit Suisse, Fan Cheuk-wan cho biết tài sản hộ gia đình của Trung Quốc đã tăng do quá trình đô thị hóa và sự bùng nổ của khu vực tư nhân, và ông hy vọng Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 sẽ điễn ra vào tháng 11 tới sẽ cung cấp những nền tảng cho nước này bước vào giai đoạn tiếp theo của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần tạo ra nhiều của cải hơn trong tương lai.
Cũng theo CSRI, tổng giá trị tài sản các hộ gia đình giàu có toàn cầu đã giảm 5,2% hay 12.000 tỷ USD xuống 223.000 tỷ USD năm 2012, lần giảm đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009. /.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)