Theo báo Bưu điện tài chính (Canada) ngày 22/11, các cuộc khảo sát đối với hàng ngàn công ty kinh doanh trên toàn cầu cho thấy trong khi các nền kinh tế khu vực châu Âu đang bước vào giai đoạn suy thoái sâu nhất kể từ đầu năm 2009, các nhà máy của Trung Quốc đang có sự tăng trưởng trở lại và trở thành tia hy vọng cho nền kinh tế thế giới.
Chỉ số quản lý sức mua (PMI) do Công ty nghiên cứu thị trường Markit công bố thông qua các cuộc điều tra đối với hàng ngàn công ty kinh doanh trên toàn cầu cho thấy lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc, lần đầu tiên trong 13 tháng qua, đã có sự tăng trưởng khi đạt mức 50,4 trong tháng 11.
Đổi lại chỉ số PMI của các nền kinh tế trong khu vực châu Âu đã giảm xuống mức 45,7 từ mức 46,0 trong tháng 10 và là mức thấp nhất kể từ tháng 7/2009.
Tính trên cơ sở hàng quý, chỉ số PMI của khu vực này đã giảm 0,5% và cũng là dữ liệu tồi tệ nhất kể từ quý đầu tiên của năm 2009.
Các cuộc điều tra cho thấy chỉ số PMI của Đức và Pháp đều sụt giảm. Sự suy giảm các hoạt động kinh doanh của Đức trong tháng 11 đã diễn ra trong bảy tháng liên tiếp và yếu tố tác động chính là các công ty dịch vụ. Trong khi chỉ số PMI của Pháp cũng báo hiệu nguy cơ suy giảm kinh tế sắc nét.
Việc thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng tại các quốc gia như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hy Lạp, đã làm trầm trọng thêm cuộc suy thoái và châm ngòi cho tình trạng bất ổn lan rộng hơn.
Một cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng nợ của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) có thể sẽ tiếp tục leo thang khi các nhà cho vay quốc tế không đạt được một thỏa thuận cứu trợ khẩn cấp cho Hy Lạp.
Các nhà máy ở Eurozone đã không đáp ứng được sự mong đợi, trong khi các khu vực dịch vụ, bao gồm các ngân hàng, khách sạn và nhà hàng đã có sự suy giảm nghiêm trọng khiến triển vọng kinh tế của châu Âu trở nên ảm đạm hơn và tiếp tục duy trì mối lo ngại lớn là nhân tố chính kéo theo sự suy giảm của nền kinh tế thế giới trong năm tới.
Châu Âu đã quay trở lại suy thoái trong quý 3 và không có dấu hiệu nào cho thấy một sự lạc quan hơn trong quý cuối cùng của năm này.
Theo các chuyên gia, tăng trưởng toàn cầu trong năm tới sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng vượt qua suy thoái của Trung Quốc, sau một năm 2012 đầy thất vọng.
Martin van Vliet, chuyên gia kinh tế cao cấp của ING, cho rằng: "Tôi nghĩ rằng sự cải thiện của nền kinh tế toàn cầu trong tương lai sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tăng trưởng của Trung Quốc. Và điều này ít nhiều cũng sẽ bù đắp cho sự suy yếu của các nền kinh tế trong khu vực châu Âu."
Chỉ số PMI của Trung Quốc là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang được phục hồi sau khi bảy quý liên tiếp suy giảm.
Các chuyên gia phân tích và các nhà đầu tư tin rằng những biện pháp kích thích kinh tế của Bắc Kinh trong những tháng gần đây đã có hiệu lực.
Nền kinh tế của Trung Quốc sẽ được hồi sinh trong quý cuối cùng của năm và trở thành động lực tích cực cho nền kinh tế thế giới trong năm tới./.
Chỉ số quản lý sức mua (PMI) do Công ty nghiên cứu thị trường Markit công bố thông qua các cuộc điều tra đối với hàng ngàn công ty kinh doanh trên toàn cầu cho thấy lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc, lần đầu tiên trong 13 tháng qua, đã có sự tăng trưởng khi đạt mức 50,4 trong tháng 11.
Đổi lại chỉ số PMI của các nền kinh tế trong khu vực châu Âu đã giảm xuống mức 45,7 từ mức 46,0 trong tháng 10 và là mức thấp nhất kể từ tháng 7/2009.
Tính trên cơ sở hàng quý, chỉ số PMI của khu vực này đã giảm 0,5% và cũng là dữ liệu tồi tệ nhất kể từ quý đầu tiên của năm 2009.
Các cuộc điều tra cho thấy chỉ số PMI của Đức và Pháp đều sụt giảm. Sự suy giảm các hoạt động kinh doanh của Đức trong tháng 11 đã diễn ra trong bảy tháng liên tiếp và yếu tố tác động chính là các công ty dịch vụ. Trong khi chỉ số PMI của Pháp cũng báo hiệu nguy cơ suy giảm kinh tế sắc nét.
Việc thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng tại các quốc gia như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hy Lạp, đã làm trầm trọng thêm cuộc suy thoái và châm ngòi cho tình trạng bất ổn lan rộng hơn.
Một cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng nợ của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) có thể sẽ tiếp tục leo thang khi các nhà cho vay quốc tế không đạt được một thỏa thuận cứu trợ khẩn cấp cho Hy Lạp.
Các nhà máy ở Eurozone đã không đáp ứng được sự mong đợi, trong khi các khu vực dịch vụ, bao gồm các ngân hàng, khách sạn và nhà hàng đã có sự suy giảm nghiêm trọng khiến triển vọng kinh tế của châu Âu trở nên ảm đạm hơn và tiếp tục duy trì mối lo ngại lớn là nhân tố chính kéo theo sự suy giảm của nền kinh tế thế giới trong năm tới.
Châu Âu đã quay trở lại suy thoái trong quý 3 và không có dấu hiệu nào cho thấy một sự lạc quan hơn trong quý cuối cùng của năm này.
Theo các chuyên gia, tăng trưởng toàn cầu trong năm tới sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng vượt qua suy thoái của Trung Quốc, sau một năm 2012 đầy thất vọng.
Martin van Vliet, chuyên gia kinh tế cao cấp của ING, cho rằng: "Tôi nghĩ rằng sự cải thiện của nền kinh tế toàn cầu trong tương lai sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tăng trưởng của Trung Quốc. Và điều này ít nhiều cũng sẽ bù đắp cho sự suy yếu của các nền kinh tế trong khu vực châu Âu."
Chỉ số PMI của Trung Quốc là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang được phục hồi sau khi bảy quý liên tiếp suy giảm.
Các chuyên gia phân tích và các nhà đầu tư tin rằng những biện pháp kích thích kinh tế của Bắc Kinh trong những tháng gần đây đã có hiệu lực.
Nền kinh tế của Trung Quốc sẽ được hồi sinh trong quý cuối cùng của năm và trở thành động lực tích cực cho nền kinh tế thế giới trong năm tới./.
Thanh Hải (TTXVN)