Báo chí Trung Quốc ngày 12/10 đưa tin chính phủ Trung Quốc vừa yêu cầu các ngân hàng lớn nhất nước này tăng dự trữ bắt buộc trong động thái mới nhằm kiểm soát việc cho vay khi cố gắng "hạ nhiệt" lạm phát và giá nhà nhưng không làm "chệch hướng" khôi phục kinh tế sau cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Tuy chưa có công bố chính thức từ phía Chính phủ nhưng Goldman Sachs cho biết các nhà nghiên cứu của họ đã nhận được sự khẳng định từ các giám đốc ngân hàng.
Tờ Beijing News và một số báo khác dẫn lời các chủ ngân hàng giấu tên nói rằng 6 ngân hàng quốc doanh hàng đầu của Trung Quốc được yêu cầu tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 0,5 điểm phần trăm, lên 17,5% lượng tiền gửi vào ngân hàng của họ.
Các ngân hàng trong diện này gồm: bốn ngân hàng lớn của Trung Quốc là Industrial & Commercial Bank of China Ltd., Bank of China Ltd., China Construction Bank Ltd., và Agricultural Bank of China Ltd., cùng hai ngân hàng nhỏ khác là China Merchants Bank Ltd. và China Minsheng Bank Ltd.
Theo Credit Suisse, 6 ngân hàng này chiếm 55% lượng tiền gửi ngân hàng của Trung Quốc. Tốc độ tăng trưởng nhanh ở Trung Quốc đang chậm lại sau khi đạt 10,3% trong quý II/2010 trong khi lạm phát lại đang tăng (lên 3,5% trong tháng 8 so với trước đó một năm) và nước này đang cố gắng kiểm soát giá nhà đã tăng hồi đầu năm trong bối cảnh bùng nổ tín dụng.
Những tháng gần đây, cho vay ngân hàng tăng 18% so với cùng kỳ năm trước. Hai nhà kinh tế Yu Song và Helen Qiao của Goldman nói rằng tăng dự trữ bắt buộc được sử dụng như một dấu hiệu rõ ràng đối với các ngân hàng thương mại rằng Ngân hàng trung ương sẵn sàng áp dụng hành động để kiểm soát cho vay.
Các ngân hàng Trung Quốc được yêu cầu tăng cho vay để hỗ trợ gói kích thích của Chính phủ, giúp nước này phục hồi nhanh sau cuộc khủng hoảng toàn cầu. Nhưng các nhà chức trách đã thắt chặt kiểm soát hồi đầu năm nay sau khi bùng nổ tín dụng đã tạo ra đợt tăng giá chứng khoán và bất động sản, gây ra mối quan ngại về những bong bóng giá nguy hiểm.
Chính phủ Trung Quốc đã hạn chế cho vay và tăng dự trữ bắt buộc, nhưng không tăng tỷ lệ lãi suất vì lo ngại có thể làm chệch hướng phục hồi kinh tế.
Theo nhà kinh tế Yu và Qiao, lần tăng dự trữ bắt buộc mới nhất này sẽ có được khoảng 200 tỷ Nhân dân tệ (29 tỷ USD) từ quỹ vốn cho vay, một lượng tương đối nhỏ. Quyết định trên của Trung Quốc nhằm tránh các biện pháp nghiêm ngặt hơn cũng có thể phản ánh sự không chắc chắn mà nền kinh tế nước này đang đối mặt và sự bất đồng ý kiến của những người hoạch định chính sách.
Trong báo cáo, Nomura cho rằng tăng dự trữ bắt buộc cũng có thể là nỗ lực giảm đà tăng nguồn vốn nước ngoài đổ vào và nâng giá trị đồng Nhân dân tệ so với đồng USD. Chính phủ Trung Quốc nói rằng các ngân hàng sẽ được phép cho vay tổng cộng 7,5 nghìn NDT (1,1 nghìn tỷ USD) trong năm nay, giảm so với mức kỷ lục 9,6 nghìn Nhân dân tệ (1,4 nghìn tỷ USD) năm 2009. Trung Quốc đã tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng lớn lên 17% hồi tháng 5, trong khi tỷ lệ này đối với các ngân hàng nhỏ chỉ là 14%./.
Tuy chưa có công bố chính thức từ phía Chính phủ nhưng Goldman Sachs cho biết các nhà nghiên cứu của họ đã nhận được sự khẳng định từ các giám đốc ngân hàng.
Tờ Beijing News và một số báo khác dẫn lời các chủ ngân hàng giấu tên nói rằng 6 ngân hàng quốc doanh hàng đầu của Trung Quốc được yêu cầu tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 0,5 điểm phần trăm, lên 17,5% lượng tiền gửi vào ngân hàng của họ.
Các ngân hàng trong diện này gồm: bốn ngân hàng lớn của Trung Quốc là Industrial & Commercial Bank of China Ltd., Bank of China Ltd., China Construction Bank Ltd., và Agricultural Bank of China Ltd., cùng hai ngân hàng nhỏ khác là China Merchants Bank Ltd. và China Minsheng Bank Ltd.
Theo Credit Suisse, 6 ngân hàng này chiếm 55% lượng tiền gửi ngân hàng của Trung Quốc. Tốc độ tăng trưởng nhanh ở Trung Quốc đang chậm lại sau khi đạt 10,3% trong quý II/2010 trong khi lạm phát lại đang tăng (lên 3,5% trong tháng 8 so với trước đó một năm) và nước này đang cố gắng kiểm soát giá nhà đã tăng hồi đầu năm trong bối cảnh bùng nổ tín dụng.
Những tháng gần đây, cho vay ngân hàng tăng 18% so với cùng kỳ năm trước. Hai nhà kinh tế Yu Song và Helen Qiao của Goldman nói rằng tăng dự trữ bắt buộc được sử dụng như một dấu hiệu rõ ràng đối với các ngân hàng thương mại rằng Ngân hàng trung ương sẵn sàng áp dụng hành động để kiểm soát cho vay.
Các ngân hàng Trung Quốc được yêu cầu tăng cho vay để hỗ trợ gói kích thích của Chính phủ, giúp nước này phục hồi nhanh sau cuộc khủng hoảng toàn cầu. Nhưng các nhà chức trách đã thắt chặt kiểm soát hồi đầu năm nay sau khi bùng nổ tín dụng đã tạo ra đợt tăng giá chứng khoán và bất động sản, gây ra mối quan ngại về những bong bóng giá nguy hiểm.
Chính phủ Trung Quốc đã hạn chế cho vay và tăng dự trữ bắt buộc, nhưng không tăng tỷ lệ lãi suất vì lo ngại có thể làm chệch hướng phục hồi kinh tế.
Theo nhà kinh tế Yu và Qiao, lần tăng dự trữ bắt buộc mới nhất này sẽ có được khoảng 200 tỷ Nhân dân tệ (29 tỷ USD) từ quỹ vốn cho vay, một lượng tương đối nhỏ. Quyết định trên của Trung Quốc nhằm tránh các biện pháp nghiêm ngặt hơn cũng có thể phản ánh sự không chắc chắn mà nền kinh tế nước này đang đối mặt và sự bất đồng ý kiến của những người hoạch định chính sách.
Trong báo cáo, Nomura cho rằng tăng dự trữ bắt buộc cũng có thể là nỗ lực giảm đà tăng nguồn vốn nước ngoài đổ vào và nâng giá trị đồng Nhân dân tệ so với đồng USD. Chính phủ Trung Quốc nói rằng các ngân hàng sẽ được phép cho vay tổng cộng 7,5 nghìn NDT (1,1 nghìn tỷ USD) trong năm nay, giảm so với mức kỷ lục 9,6 nghìn Nhân dân tệ (1,4 nghìn tỷ USD) năm 2009. Trung Quốc đã tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng lớn lên 17% hồi tháng 5, trong khi tỷ lệ này đối với các ngân hàng nhỏ chỉ là 14%./.
Hải Yến (TTXVN/Vietnam+)