Trung Quốc trở thành nhà xuất khẩu tóc hàng đầu trên thế giới

Những sợi tóc dài đen nhánh đang là nguồn sinh lợi cho hàng nghìn người ở Trung Quốc, biến đất nước này thành nhà xuất khẩu tóc số một thế giới.
Trung Quốc trở thành nhà xuất khẩu tóc hàng đầu trên thế giới ảnh 1Các công nhân đang kết nối tóc ở một nhà máy tại Trung Quốc. (Nguồn: AFP)

Những sợi tóc dài đen nhánh đang là nguồn sinh lợi cho hàng nghìn người ở Trung Quốc, biến đất nước này thành nhà xuất khẩu tóc số một thế giới.

Khi mặt trời vừa ló dạng, tại khu chợ tóc ở Thái Hòa đã tấp nập kẻ mua người bán những kiện hàng tóc với những cuộc trả giá ồn ào.

Lái buôn Liu Yanwen, 35 tuổi đã có mặt ở khu chợ này từ 5 giờ 30 sáng để mua tóc. Anh cho biết: "Chúng tôi phải mặc cả để mua được tóc với giá tốt. Sau đó tóc sẽ được chuyển về nhà máy để sản xuất ra thành phẩm, rồi được đưa đi xuất khẩu."

Giá thu mua tóc có thể lên tới 5.400 nhân dân tệ (khoảng 880 USD) một kg với những mớ tóc có độ dài 20 inch (khoảng nửa mét).

Nằm ở phía đông tỉnh An Huy, Thái Hòa là nhà của hơn 400 công ty chuyên sản xuất tóc nối, tóc giả và nhiều sản phẩm khác từ tóc thật. Những sản phẩm này sau đó sẽ được chuyển đến Mỹ, châu Âu và châu Phi.

Ông Fu Quanguo, 64 tuổi là người đi tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh này từ những năm 1970. Theo ông, ban đầu tóc chỉ được thu mua từ những người ở địa phương, nhưng giờ thì các nước khác như Myanmar hay Việt Nam cũng đưa tóc sang bán.

"Hồi trước làm những sản phẩm từ tóc khá vất vả, chủ yếu là làm bằng tay. Nhưng giờ chúng tôi đã mở rộng quy mô sản xuất và vươn tầm ra thế giới," ông cho biết.

Người thừa kế của ông Fu là anh Fu Qianwei, 36 tuổi, có một nhà máy tên là Anna với hơn 200 nhân viên làm việc toàn thời gian, chuyên xuất khẩu sản phẩm sang Mỹ với doanh thu 8 triệu USD/năm. Anh cho biết mỗi quốc gia có những yêu cầu khác nhau về độ dài, độ dày và chát lượng tóc.

Châu Phi hiện cũng là một thị trường mới cho các sản phẩm về tóc, vì nền kinh tế ở đó đang phát triển khiến thị trường rộng mở và hướng tới những sản phẩm có chất lượng cao hơn.

Tại nhà máy, tóc sẽ được tẩy trùng, sau đó các công nhân sẽ nhúng chúng vào nước nóng và dùng bàn chải để gỡ tơi các sợi tóc ra. Tiếp theo, tóc được nhuộm các màu khác nhau trước khi được làm khô trong lò, chải và ghép thành các sản phẩm bởi hầu hết là các công nhân nữ.

"Tôi khâu các bộ phận lại với nhau, mỗi ngày tôi có thể làm tới 1.500 sản phẩm," Zhang Qing , 23 tuổi, một công nhân cho biết.

Zhang Hongmei, một công nhân khác thì chuyên việc chải thẳng các sợi tóc. Cũng giống nhiều công nhân, cô từng là nông dân trước khi chuyển sang làm việc trong nhà máy, vì công việc này nhàn hạ hơn và kiếm được nhiều tiền hơn làm ruộng.

Theo anh Fu Qianwei, sản xuất các sản phẩm từ tóc hiện là ngành kinh doanh lớn nhất ở Thái Hòa, và chính quyền địa phương đang có kế hoạch xây một khu công nghiệp chuyên về ngành này. "Giá trị của tóc ở đây rất lớn, bởi vậy mà mọi người goi nó là vàng đen", anh Fu cho biết.

Theo Trung tâm thương mại quốc tế thuộc Tổ chức Kinh tế Thế giới (WTO), năm 2012, Trung Quốc đã xuất khất gần 75% các sản phẩm từ lông vũ, hoa giả và tóc của thế giới. Những khu chợ tóc xoàng xĩnh, những phân xưởng và nhà máy có phần xập xệ ở Thái Hòa đã thu về 88 triệu USD từ xuất khẩu tóc trong năm 2012.

Đây là một trong số nhiều "cụm công nghiệp' - những khu vực chỉ tập trung sản xuất một loại sản phẩm ngày càng nở rộ trong những thập niên gần đây khi kinh tế xuất khẩu ở Trung Quốc bùng nổ. Những cụm công nghiệp này tập trung ở phía đông, nơi những nông dân nghèo đi tiên phong làm kinh doanh nhỏ từ những năm 1980./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục