Thay vì những giờ giảng khô khan, học sinh được đến tham quan, xem các tư liệu lịch sử, chơi các trò chơi dân gian. Hoạt động ấy đã trở nên quen thuộc với Bảo tàng Cách mạng Việt Nam trong 5 năm qua.
Câu lạc bộ Em yêu lịch sử của Bảo tàng đã được thành lập, là cầu nối giữa Bảo tàng, giữa những tư liệu về những năm tháng hào hùng của dân tộc, của thế hệ cha anh với các em học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước.
Học mà chơi
Mặc dù là một học sinh chuyên ngoại ngữ nhưng Phương Hoa, học sinh lớp 10 chuyên Anh, trường Trung học phổ thông Amsterdam đã gắn bó với câu lạc bộ Em yêu lịch sử ngay từ khi mới thành lập.
Hoa cho biết, trước đây, môn sử với em là một trong những môn khó vì học trước, quên sau, không thể nhớ được các sự kiện, các số liệu. Tuy nhiên, khi tham gia câu lạc bộ, được đến Bảo tàng cách mạng, nhìn thấy tận mắt các hiện vật, hình ảnh, đặc biệt là chơi các trò chơi tập thể thì không một bài giảng nào trên lớp có thể thay thế được. “Câu lạc bộ đã giúp cho những học sinh như em đến gần hơn với lịch sử,” Hoa chia sẻ.
Đến bảo tàng, bên cạnh việc tham quan hệ thống trưng bày hiện vật, các em còn được chơi các trò chơi liên quan đến bài học như Tập làm chiến sĩ, Đoán ý đồng đội, Xem nội dung đoán nhân vật lịch sử, Thi hùng biện, Thông điệp lịch sử…
Sự hấp dẫn của các bài giảng trực quan, sinh động ấy đã lôi cuốn tới trên 2.000 lượt học sinh tham gia. Câu lạc bộ ban đầu chỉ dành cho các học sinh tiểu học, sau đó mở dần sang khối trung học cơ sở, rồi trung học phổ thông.
Cô Mai Hương, giáo viên trường Tiểu học thực nghiệm cho biết, học sinh của cô rất thích học sử. Mỗi buổi đến Bảo tàng, cô không đưa học sinh đi hết các nơi mà chỉ tập trung vào một chuyên đề và chơi trò chơi. Ví dụ tìm hiểu Ngày phụ nữ Việt Nam thì cho các em làm nón.
“Những buổi học như thế sẽ để lại trong các em ấn tượng sâu đậm, bài học vì thế đi vào trí nhớ dễ dàng hơn. Điều này giáo viên chúng tôi rất hiểu và rất muốn làm, nhưng nếu không có sự hỗ trợ của bảo tàng thì không thể thực hiện,” cô Hương nói.
Đánh giá về mô hình này, Giáo sư Đinh Xuân Lâm cho biết, các nước trên thế giới mới dừng lại ở mức giáo viên dẫn học sinh đến tham quan bào tàng. Nhưng chúng ta đã nâng lên thành câu lạc bộ. Đây là việc quan trọng để nâng cao chất lượng giảng dạy môn sử.
Cần nhân rộng mô hình
Phát biểu tại Hội nghị cộng tác viên và tổng kết 5 năm hoạt động của câu lạc bộ, rất nhiều học sinh, giáo viên, các nhà sử học đề xuất nên nhân rộng mô hình này.
Trong năm năm qua, Câu lạc bộ đã tổ chức sinh hoạt được 40 buổi, trong đó, khối tiểu học được 17 buổi, khối trung học cơ sở được trên 20 buổi, khối trung học phổ thông được 3 buổi. Những con số này là quá ít ỏi so với số lượng hàng trăm trường trên địa bàn thành phố.
Theo Thạc sĩ Nguyễn Kim Dung, giáo viên trường Trung học phổ thông Amsterdam, cách dạy sử này đã khiến cho những học sinh của cô hào hứng lên rất nhiều. “Nếu mô hình này nhân rộng ra thì hiệu quả sẽ rất lớn,” cô Dung kiến nghị.
Đồng ý kiến này, cô Lê Thu Hương, giáo viên trường Trung học phổ thông Chu Văn An cho rằng nên triển khai rộng mô hình này đến nhiều đối tượng hơn. Việc đưa học sinh đến Bảo tàng chỉ phù hợp với học sinh khu vực nội đô. Vì thế, theo cô Hương, có thể đưa hoạt động đến các trường để những học sinh khu vực ngoại thành cũng có thể được học những giờ học lý thú này. Cô Hương cũng đề xuất chương trình này không chỉ dành cho học sinh mà cho cả người lớn.
Đây cũng là chia sẻ của nhà sử học Dương Trung Quốc. Theo ông Quốc, trong khi dư luận xã hội đang rất bức xúc về việc hàng nghìn bài thi lịch sử trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng bị điểm 0 thì hoạt động của Câu lạc bộ Em yêu lịch sử lại càng có ý nghĩa.
“Việc mang một bảo tàng lưu động đến trường học đã thể hiện sự tâm huyết của chúng ta với giới trẻ. Và trên thực tế, vẫn còn rất nhiều những người trẻ yêu sử, say mê lịch sử,” ông Quốc nói./.
Câu lạc bộ Em yêu lịch sử của Bảo tàng đã được thành lập, là cầu nối giữa Bảo tàng, giữa những tư liệu về những năm tháng hào hùng của dân tộc, của thế hệ cha anh với các em học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước.
Học mà chơi
Mặc dù là một học sinh chuyên ngoại ngữ nhưng Phương Hoa, học sinh lớp 10 chuyên Anh, trường Trung học phổ thông Amsterdam đã gắn bó với câu lạc bộ Em yêu lịch sử ngay từ khi mới thành lập.
Hoa cho biết, trước đây, môn sử với em là một trong những môn khó vì học trước, quên sau, không thể nhớ được các sự kiện, các số liệu. Tuy nhiên, khi tham gia câu lạc bộ, được đến Bảo tàng cách mạng, nhìn thấy tận mắt các hiện vật, hình ảnh, đặc biệt là chơi các trò chơi tập thể thì không một bài giảng nào trên lớp có thể thay thế được. “Câu lạc bộ đã giúp cho những học sinh như em đến gần hơn với lịch sử,” Hoa chia sẻ.
Đến bảo tàng, bên cạnh việc tham quan hệ thống trưng bày hiện vật, các em còn được chơi các trò chơi liên quan đến bài học như Tập làm chiến sĩ, Đoán ý đồng đội, Xem nội dung đoán nhân vật lịch sử, Thi hùng biện, Thông điệp lịch sử…
Sự hấp dẫn của các bài giảng trực quan, sinh động ấy đã lôi cuốn tới trên 2.000 lượt học sinh tham gia. Câu lạc bộ ban đầu chỉ dành cho các học sinh tiểu học, sau đó mở dần sang khối trung học cơ sở, rồi trung học phổ thông.
Cô Mai Hương, giáo viên trường Tiểu học thực nghiệm cho biết, học sinh của cô rất thích học sử. Mỗi buổi đến Bảo tàng, cô không đưa học sinh đi hết các nơi mà chỉ tập trung vào một chuyên đề và chơi trò chơi. Ví dụ tìm hiểu Ngày phụ nữ Việt Nam thì cho các em làm nón.
“Những buổi học như thế sẽ để lại trong các em ấn tượng sâu đậm, bài học vì thế đi vào trí nhớ dễ dàng hơn. Điều này giáo viên chúng tôi rất hiểu và rất muốn làm, nhưng nếu không có sự hỗ trợ của bảo tàng thì không thể thực hiện,” cô Hương nói.
Đánh giá về mô hình này, Giáo sư Đinh Xuân Lâm cho biết, các nước trên thế giới mới dừng lại ở mức giáo viên dẫn học sinh đến tham quan bào tàng. Nhưng chúng ta đã nâng lên thành câu lạc bộ. Đây là việc quan trọng để nâng cao chất lượng giảng dạy môn sử.
Cần nhân rộng mô hình
Phát biểu tại Hội nghị cộng tác viên và tổng kết 5 năm hoạt động của câu lạc bộ, rất nhiều học sinh, giáo viên, các nhà sử học đề xuất nên nhân rộng mô hình này.
Trong năm năm qua, Câu lạc bộ đã tổ chức sinh hoạt được 40 buổi, trong đó, khối tiểu học được 17 buổi, khối trung học cơ sở được trên 20 buổi, khối trung học phổ thông được 3 buổi. Những con số này là quá ít ỏi so với số lượng hàng trăm trường trên địa bàn thành phố.
Theo Thạc sĩ Nguyễn Kim Dung, giáo viên trường Trung học phổ thông Amsterdam, cách dạy sử này đã khiến cho những học sinh của cô hào hứng lên rất nhiều. “Nếu mô hình này nhân rộng ra thì hiệu quả sẽ rất lớn,” cô Dung kiến nghị.
Đồng ý kiến này, cô Lê Thu Hương, giáo viên trường Trung học phổ thông Chu Văn An cho rằng nên triển khai rộng mô hình này đến nhiều đối tượng hơn. Việc đưa học sinh đến Bảo tàng chỉ phù hợp với học sinh khu vực nội đô. Vì thế, theo cô Hương, có thể đưa hoạt động đến các trường để những học sinh khu vực ngoại thành cũng có thể được học những giờ học lý thú này. Cô Hương cũng đề xuất chương trình này không chỉ dành cho học sinh mà cho cả người lớn.
Đây cũng là chia sẻ của nhà sử học Dương Trung Quốc. Theo ông Quốc, trong khi dư luận xã hội đang rất bức xúc về việc hàng nghìn bài thi lịch sử trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng bị điểm 0 thì hoạt động của Câu lạc bộ Em yêu lịch sử lại càng có ý nghĩa.
“Việc mang một bảo tàng lưu động đến trường học đã thể hiện sự tâm huyết của chúng ta với giới trẻ. Và trên thực tế, vẫn còn rất nhiều những người trẻ yêu sử, say mê lịch sử,” ông Quốc nói./.
Phạm Mai (Vietnam+)