Chủ trương thêm khối A1 (gồm toán, lý, ngoại ngữ) trong mùa tuyển sinh 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhận được sự hưởng ứng từ nhiều trường đại học cũng như các thí sinh. Với trường, thêm khối thi đồng nghĩa với việc thêm nguồn tuyển. Với thí sinh, đây cũng là một cơ hội mới cho các em, nhất là với những học sinh giỏi ngoại ngữ.
Hào hứng với việc thêm khối A1 nên dù Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn chưa chính thức quyết định vấn đề này, nhiều trường đại học đã “cầm đèn chạy trước ôtô”, lên sẵn kế hoạch tuyển khối thi này, còn các thí sinh cũng hăng hái ôn tập để chuẩn bị cho kỳ thi.
Bộ chưa quyết, trường vẫn tuyển
Tại Đại học Thái Nguyên, Hội đồng tuyển sinh nhà trường đưa hẳn khối A1 vào thông tin về chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2012 chính thức của mình, đăng tải trên cổng thông tin điện tử của trường.
Theo đó, khối thi này có mặt trong danh mục tuyển của hai đại học thành viên là trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh và Đại học Khoa học. Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh tuyển khối A1 cho cả 6 ngành đào tạo, gồm Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Marketing, Kế toán, Tài chính Ngân hàng, Quản trị kinh doanh du lịch và lữ hành. Đại học Khoa học tuyển cho ba ngành, gồm Toán học, Vật lý học và Toán ứng dụng.
Tương tự, Đại học Lâm nghiệp công bố sẽ tuyển thêm khối A1 cho tất cả các ngành học có tuyển khối A của trường. Theo đó, có tới 21 ngành học khác nhau bổ sung khối thi mới, là cơ hội rất lớn để các thí sinh khối A1 thỏa sức lựa chọn khi có ý định đầu quân vào trường.
Đại học Kinh tế - Luật tuyển cũng dự kiến tuyển khối A1 cho cả 10 ngành đào tạo, gồm Kinh tế học, Kinh tế và quản lý công, Kinh tế đối ngoại, Kinh doanh quốc tế, Tài chính ngân hàng, Kế toán – Kiểm toán, Hệ thống thông tin quản lý, Quản trị kinh doanh, Luật kinh doanh, Luật thương mại quốc tế, Luật tài chính –ngân hàng – chứng khoán, Luật dân sự.
Tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, mặc dù thông tin kế hoạch tuyển sinh năm 2012 trên website của trường không có khối A1, nhưng Phó Giám đốc Học viện, ông Lê Hữu Lập cho biết, nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho tuyển khối thi này ngay năm nay, trường sẽ bổ sung.
Giống như Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Đại học Bách khoa Hà Nội cũng chỉ chờ Bộ “bấm nút” là tuyển khối thi mới. Theo Trưởng phòng Đào tạo Hoàng Minh Sơn, khối thi này phù hợp với nhiều ngành đào tạo của trường, nhất là các nhóm ngành 1 (cơ khí, cơ điện tử, nhiệt lạnh) và nhóm ngành 2 (điện, điện tử, công nghệ thông tin, toán tin). Với những ngành học cần đến kiến thức hóa học như dệt may, luyện kim, hóa, sinh, thực phẩm… vẫn chỉ tuyển khối A.
Thí sinh vừa mừng, vừa lo
Trong khi các trường đang lên kế hoạch tuyển thì với các sĩ tử, thông tin có thêm khối mới vừa mang lại cơ hội, nhưng cũng là thách thức không nhỏ.
Từ khi nghe thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ mở thêm khối A1, Phương Thảo, học sinh trường Trung học phổ thông Quang Trung (Hà Nội) đã rất chờ đợi.
Thảo cho biết, em học trội hơn ở môn toán và ngoại ngữ, theo khối A thì hơi đuối môn lý, hóa, theo khối D thì sợ môn văn, nên nếu có khối A1 chắc chắn em sẽ thi khối này, vì thi lý với em vẫn khả quan hơn thi văn. Vì thế, từ cuối năm 2011, Thảo đã bắt đầu “học ngày cày đêm,” đầu tư cho môn ngoại ngữ với “tư cách” là một môn thi đại học.
Giống như Thảo, em Nguyễn Linh Chi (ở Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) cũng đang có ý định chuyển hướng sang thi khối A1. Linh cho biết, em học tương đối tốt môn ngoại ngữ nên thông tin bổ sung khối A1 khiến em rất vui.
Tuy nhiên, cô học trò này cũng tỏ ra không mấy tự tin khi suốt thời gian qua, em không đầu tư nhiều cho ngoại ngữ như các môn toán, lý, hóa, do em dự kiến thi khối A. “Nếu Bộ công bố ngay từ đầu năm học, có lẽ em còn kịp tập trung ôn thi, nhưng giờ chỉ còn 4 tháng nữa là thi đại học, e khó ‘chạy’ kịp,” Chi cho biết.
Đây cũng là lo lắng của thầy Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông dân lập Lương Thế Vinh. Theo thầy Cương, đa số học sinh đã chọn khối thi ngay từ khi bước chân vào trường cấp 3 và dành rất nhiều thời gian cho các môn mà mình định thi đại học. Do đó, nếu áp dụng khối thi mới ngay trong mùa tuyển sinh năm nay là quá gấp với các em. Học sinh sẽ không thể xoay sở kịp.
Nhìn ở góc độ khác, cô Trần Thị Oanh, Hiệu phó trường Trung học phổ thông Bắc Kiến Xương, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình lại e ngại về cơ hội học tập của thí sinh. “Là năm đầu nên số lượng trường tuyển khối A1 chắc chắn sẽ không nhiều như các khối thi truyền thống. Vì thế, nếu lỡ trượt nguyện vọng 1, cơ hội nguyện vọng 2 của các em có lẽ sẽ không nhiều,” cô Oanh nói.
Tuy nhiên, theo ông Hoàng Minh Sơn, Trưởng phòng Đào tạo Đại học Bách khoa, ngoại ngữ là môn học khá đặc thù so với các môn học khác, đòi hỏi cả quá trình tích lũy lâu dài và không thể ôn cấp tập mà đạt kết quả được. Do đó, nếu thi ngay trong năm nay, chỉ những thí sinh có năng lực thực sự mới đủ tự tin để đăng ký. Điều đó cũng làm cho chất lượng thí sinh tốt hơn./.
Hào hứng với việc thêm khối A1 nên dù Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn chưa chính thức quyết định vấn đề này, nhiều trường đại học đã “cầm đèn chạy trước ôtô”, lên sẵn kế hoạch tuyển khối thi này, còn các thí sinh cũng hăng hái ôn tập để chuẩn bị cho kỳ thi.
Bộ chưa quyết, trường vẫn tuyển
Tại Đại học Thái Nguyên, Hội đồng tuyển sinh nhà trường đưa hẳn khối A1 vào thông tin về chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2012 chính thức của mình, đăng tải trên cổng thông tin điện tử của trường.
Theo đó, khối thi này có mặt trong danh mục tuyển của hai đại học thành viên là trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh và Đại học Khoa học. Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh tuyển khối A1 cho cả 6 ngành đào tạo, gồm Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Marketing, Kế toán, Tài chính Ngân hàng, Quản trị kinh doanh du lịch và lữ hành. Đại học Khoa học tuyển cho ba ngành, gồm Toán học, Vật lý học và Toán ứng dụng.
Tương tự, Đại học Lâm nghiệp công bố sẽ tuyển thêm khối A1 cho tất cả các ngành học có tuyển khối A của trường. Theo đó, có tới 21 ngành học khác nhau bổ sung khối thi mới, là cơ hội rất lớn để các thí sinh khối A1 thỏa sức lựa chọn khi có ý định đầu quân vào trường.
Đại học Kinh tế - Luật tuyển cũng dự kiến tuyển khối A1 cho cả 10 ngành đào tạo, gồm Kinh tế học, Kinh tế và quản lý công, Kinh tế đối ngoại, Kinh doanh quốc tế, Tài chính ngân hàng, Kế toán – Kiểm toán, Hệ thống thông tin quản lý, Quản trị kinh doanh, Luật kinh doanh, Luật thương mại quốc tế, Luật tài chính –ngân hàng – chứng khoán, Luật dân sự.
Tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, mặc dù thông tin kế hoạch tuyển sinh năm 2012 trên website của trường không có khối A1, nhưng Phó Giám đốc Học viện, ông Lê Hữu Lập cho biết, nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho tuyển khối thi này ngay năm nay, trường sẽ bổ sung.
Giống như Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Đại học Bách khoa Hà Nội cũng chỉ chờ Bộ “bấm nút” là tuyển khối thi mới. Theo Trưởng phòng Đào tạo Hoàng Minh Sơn, khối thi này phù hợp với nhiều ngành đào tạo của trường, nhất là các nhóm ngành 1 (cơ khí, cơ điện tử, nhiệt lạnh) và nhóm ngành 2 (điện, điện tử, công nghệ thông tin, toán tin). Với những ngành học cần đến kiến thức hóa học như dệt may, luyện kim, hóa, sinh, thực phẩm… vẫn chỉ tuyển khối A.
Thí sinh vừa mừng, vừa lo
Trong khi các trường đang lên kế hoạch tuyển thì với các sĩ tử, thông tin có thêm khối mới vừa mang lại cơ hội, nhưng cũng là thách thức không nhỏ.
Từ khi nghe thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ mở thêm khối A1, Phương Thảo, học sinh trường Trung học phổ thông Quang Trung (Hà Nội) đã rất chờ đợi.
Thảo cho biết, em học trội hơn ở môn toán và ngoại ngữ, theo khối A thì hơi đuối môn lý, hóa, theo khối D thì sợ môn văn, nên nếu có khối A1 chắc chắn em sẽ thi khối này, vì thi lý với em vẫn khả quan hơn thi văn. Vì thế, từ cuối năm 2011, Thảo đã bắt đầu “học ngày cày đêm,” đầu tư cho môn ngoại ngữ với “tư cách” là một môn thi đại học.
Giống như Thảo, em Nguyễn Linh Chi (ở Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) cũng đang có ý định chuyển hướng sang thi khối A1. Linh cho biết, em học tương đối tốt môn ngoại ngữ nên thông tin bổ sung khối A1 khiến em rất vui.
Tuy nhiên, cô học trò này cũng tỏ ra không mấy tự tin khi suốt thời gian qua, em không đầu tư nhiều cho ngoại ngữ như các môn toán, lý, hóa, do em dự kiến thi khối A. “Nếu Bộ công bố ngay từ đầu năm học, có lẽ em còn kịp tập trung ôn thi, nhưng giờ chỉ còn 4 tháng nữa là thi đại học, e khó ‘chạy’ kịp,” Chi cho biết.
Đây cũng là lo lắng của thầy Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông dân lập Lương Thế Vinh. Theo thầy Cương, đa số học sinh đã chọn khối thi ngay từ khi bước chân vào trường cấp 3 và dành rất nhiều thời gian cho các môn mà mình định thi đại học. Do đó, nếu áp dụng khối thi mới ngay trong mùa tuyển sinh năm nay là quá gấp với các em. Học sinh sẽ không thể xoay sở kịp.
Nhìn ở góc độ khác, cô Trần Thị Oanh, Hiệu phó trường Trung học phổ thông Bắc Kiến Xương, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình lại e ngại về cơ hội học tập của thí sinh. “Là năm đầu nên số lượng trường tuyển khối A1 chắc chắn sẽ không nhiều như các khối thi truyền thống. Vì thế, nếu lỡ trượt nguyện vọng 1, cơ hội nguyện vọng 2 của các em có lẽ sẽ không nhiều,” cô Oanh nói.
Tuy nhiên, theo ông Hoàng Minh Sơn, Trưởng phòng Đào tạo Đại học Bách khoa, ngoại ngữ là môn học khá đặc thù so với các môn học khác, đòi hỏi cả quá trình tích lũy lâu dài và không thể ôn cấp tập mà đạt kết quả được. Do đó, nếu thi ngay trong năm nay, chỉ những thí sinh có năng lực thực sự mới đủ tự tin để đăng ký. Điều đó cũng làm cho chất lượng thí sinh tốt hơn./.
Phạm Mai (Vietnam+)