Ngày 25/10, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội thảo Quốc tế truyền thông khoa học và công nghệ Nhật Bản: Kết nối cộng đồng khoa học và xã hội.
Tại Hội thảo, giáo sư Masataka Watanabe (Đại học Tsukuba) đã trình bày những bước thăng trầm của khoa học công nghệ Nhật Bản. Trong đó, vai trò của truyền thông khoa học và công nghệ được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng để gắn kết cộng đồng và giới nghiên cứu.
"Trang trắng về khoa học công nghệ năm 1958 của Nhật Bản nói rõ: càng nói nhiều về các vấn đề, thành tựu của khoa học công nghệ, người dân lại càng mơ ước về nó," ông Masataka Watanabe nhấn mạnh.
Vị chuyên gia này cũng chỉ ra những thời điểm thăng trầm của khoa học công nghệ Nhật Bản khi người dân không quan tâm tới khoa học. Vào những năm 1990, Nhật Bản đã đẩy mạnh công tác giáo dục, nâng cao sự hiểu biết của người dân và đã thu hút lại được sự chú ý đầu tư vào khoa học. Thậm chí, Chính phủ Nhật Bản còn tài trợ cho khóa truyền thông về khoa học tại một số trường đại học.
Nhấn mạnh vai trò truyền thông khoa học, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, ông Nghiêm Vũ Khải cũng cho rằng, bên cạnh việc tuyên truyền về khoa học công nghệ, truyền thông còn có trách nhiệm trong việc động viên tinh thần, đặc biệt là trách nhiệm của nhà khoa học với đất nước, dân tộc.
Với sự chia sẻ kinh nghiệm truyền thông khoa học từ Nhật Bản, ông Khải hy vọng đây sẽ là cơ hội để giới khoa học Việt Nam học tập và phát triển truyền thông khoa học mạnh mẽ hơn trong thời gian tới./.
Tại Hội thảo, giáo sư Masataka Watanabe (Đại học Tsukuba) đã trình bày những bước thăng trầm của khoa học công nghệ Nhật Bản. Trong đó, vai trò của truyền thông khoa học và công nghệ được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng để gắn kết cộng đồng và giới nghiên cứu.
"Trang trắng về khoa học công nghệ năm 1958 của Nhật Bản nói rõ: càng nói nhiều về các vấn đề, thành tựu của khoa học công nghệ, người dân lại càng mơ ước về nó," ông Masataka Watanabe nhấn mạnh.
Vị chuyên gia này cũng chỉ ra những thời điểm thăng trầm của khoa học công nghệ Nhật Bản khi người dân không quan tâm tới khoa học. Vào những năm 1990, Nhật Bản đã đẩy mạnh công tác giáo dục, nâng cao sự hiểu biết của người dân và đã thu hút lại được sự chú ý đầu tư vào khoa học. Thậm chí, Chính phủ Nhật Bản còn tài trợ cho khóa truyền thông về khoa học tại một số trường đại học.
Nhấn mạnh vai trò truyền thông khoa học, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, ông Nghiêm Vũ Khải cũng cho rằng, bên cạnh việc tuyên truyền về khoa học công nghệ, truyền thông còn có trách nhiệm trong việc động viên tinh thần, đặc biệt là trách nhiệm của nhà khoa học với đất nước, dân tộc.
Với sự chia sẻ kinh nghiệm truyền thông khoa học từ Nhật Bản, ông Khải hy vọng đây sẽ là cơ hội để giới khoa học Việt Nam học tập và phát triển truyền thông khoa học mạnh mẽ hơn trong thời gian tới./.
Phương Chi (Vietnam+)