Hưởng ứng cuộc vận động giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin vượt qua khó khăn, ổn định đời sống, Quỹ "Vì nỗi đau da cam" của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) đã trích 30 triệu đồng xây cất một căn nhà tình thương tặng hộ ông Huỳnh Văn Tấn, cư ngụ tại ấp I, xã Thạnh Lộc, Cai Lậy, Tiền Giang.
Ông Tấn có con là Huỳnh Thị Hồng, 21 tuổi, bị di chứng chất độc da cam.
Ông Huỳnh Văn Tấn vốn quê An Thạnh, Thạnh Phú (Bến Tre) từng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chịu nhiều thương tật trong các cuộc chiến đấu với quân thù.
Hòa bình lập lại, ông lập gia đình và về sống ở quê vợ. Gia đình ông có 5 người con gồm 4 gái và 1 trai, trong đó cháu Huỳnh Thị Hồng bị bại não bẩm sinh, không thể tự sinh hoạt được.
Gia cảnh ông rất khó khăn, quanh năm trông cậy vào thu nhập ít ỏi từ làm thuê, làm mướn của những thành viên còn khỏe mạnh trong nhà.
Đây cũng là năm thứ 5, Quỹ "Vì nỗi đau da cam" TTXVN đến với những mảnh đời bất hạnh do di chứng chất độc da cam, tại Tiền Giang.
Kể từ năm 2007, mỗi năm, Quỹ "Vì nỗi đau da cam" của TTXVN đều trích kinh phí hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam tỉnh Tiền Giang giảm bớt những đau đớn về thể xác lẫn tinh thần, trong đó có việc cất tặng 2 căn nhà tình thương.
Tại Bình Định, thông qua Hội Chữ thập đỏ và Hội Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam/dioxin, đến nay tỉnh đã có trên 40.900 lượt nạn nhân da cam được giúp đỡ với tổng số tiền hơn 14,712 tỷ đồng.
Bằng các việc làm thiết thực như tổ chức thăm hỏi, tặng quà, khám bệnh phát thuốc, phẫu thuật chỉnh hình và phục hồi chức năng; hỗ trợ viện phí, cho vay vốn, tạo điều kiện học nghề giải quyết việc làm; tặng xe lăn, cấp học bổng, hỗ trợ sửa chữa nhà ở...
Nhờ đó, hầu hết nạn nhân chất độc da cam trong tỉnh đã từng bước khắc phục khó khăn, hòa nhập cộng đồng, trong đó đã xuất hiện ngày càng nhiều gương điển hình “vượt qua chính mình,” sống có ích cho gia đình và xã hội./.
Ông Tấn có con là Huỳnh Thị Hồng, 21 tuổi, bị di chứng chất độc da cam.
Ông Huỳnh Văn Tấn vốn quê An Thạnh, Thạnh Phú (Bến Tre) từng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chịu nhiều thương tật trong các cuộc chiến đấu với quân thù.
Hòa bình lập lại, ông lập gia đình và về sống ở quê vợ. Gia đình ông có 5 người con gồm 4 gái và 1 trai, trong đó cháu Huỳnh Thị Hồng bị bại não bẩm sinh, không thể tự sinh hoạt được.
Gia cảnh ông rất khó khăn, quanh năm trông cậy vào thu nhập ít ỏi từ làm thuê, làm mướn của những thành viên còn khỏe mạnh trong nhà.
Đây cũng là năm thứ 5, Quỹ "Vì nỗi đau da cam" TTXVN đến với những mảnh đời bất hạnh do di chứng chất độc da cam, tại Tiền Giang.
Kể từ năm 2007, mỗi năm, Quỹ "Vì nỗi đau da cam" của TTXVN đều trích kinh phí hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam tỉnh Tiền Giang giảm bớt những đau đớn về thể xác lẫn tinh thần, trong đó có việc cất tặng 2 căn nhà tình thương.
Tại Bình Định, thông qua Hội Chữ thập đỏ và Hội Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam/dioxin, đến nay tỉnh đã có trên 40.900 lượt nạn nhân da cam được giúp đỡ với tổng số tiền hơn 14,712 tỷ đồng.
Bằng các việc làm thiết thực như tổ chức thăm hỏi, tặng quà, khám bệnh phát thuốc, phẫu thuật chỉnh hình và phục hồi chức năng; hỗ trợ viện phí, cho vay vốn, tạo điều kiện học nghề giải quyết việc làm; tặng xe lăn, cấp học bổng, hỗ trợ sửa chữa nhà ở...
Nhờ đó, hầu hết nạn nhân chất độc da cam trong tỉnh đã từng bước khắc phục khó khăn, hòa nhập cộng đồng, trong đó đã xuất hiện ngày càng nhiều gương điển hình “vượt qua chính mình,” sống có ích cho gia đình và xã hội./.
Minh Trí-Viết Ý (TTXVN/Vietnam+)