ASIAD 16 đã kết thúc với dư vị buồn cho Đoàn thể thao Việt Nam, khi không hoàn thành được chỉ tiêu đề ra. Điều này cũng cho thấy, thể thao Việt Nam còn phải làm rất nhiều điều, nếu muốn quốc kỳ Việt Nam được bay cao trong những kỳ đại hội thể thao tầm vóc châu Á và thế giới.
Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trò chuyện cởi mở, thẳng thắn với Giáo sư, Tiến sĩ Lê Quý Phượng, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao – Trưởng đoàn Việt Nam tại ASIAD 16 về vấn đề này.
Bài học xương máu
- Thưa Phó Tổng cục trưởng, đâu là nguyên nhân khiến đoàn thể thao Việt Nam không đạt được chỉ tiêu đã đề ra tại ASIAD 16?
Ông Lê Quý Phượng: ASIAD là đấu trường cực kỳ khó khăn với sự tham gia của rất nhiều vận động viên giỏi không chỉ của châu lục mà còn đứng đầu thế giới.
Nguyên nhân tiếp theo là chúng ta đã thiếu may mắn. Nếu may mắn hơn, một số huy chương bạc chuyển thành vàng cũng không phải là quá khó khăn.
Tôi lấy ví dụ, trong thi đấu, có thể thua 1% giây thì cũng phải nhận vị trí thứ hai. Ở bộ môn cờ vua, chúng ta bằng điểm người vô địch nhưng điều lệ giải tính đối đầu trực tiếp, nên ta thua. Hoặc trong trường hợp võ sĩ Nguyễn Thị Hoài Thu ở bộ môn Taewondo, chúng ta đã dẫn điểm, nhưng vận động viên bạn ăn vạ mà trọng tài không phát hiện ra. Sau đó, Hoài Thu bị chùng xuống, hơi chủ quan và chỉ vì một cú đá nên chúng ta đang từ thắng thành bại…
Ngoài ra, khâu chuẩn bị của một số vận động viên chưa tốt. Kể cả vấn đề tâm lý.
Chúng ta không đổ lỗi cho khách quan, cho trọng tài và tôi thấy cuộc chơi này sòng phẳng, theo tinh thần fariplay.
- Rõ ràng là công tác chuẩn bị ASIAD 16 của đoàn thể thao Việt Nam còn chưa tốt, thưa ông?
Ông Lê Quý Phượng: Về những mục tiêu không đạt được, trách nhiệm trước hết thuộc về tôi.
Để có tâm lý tốt, các vận động viên phải được thi đấu nhiều, nhưng điều kiện kinh phí chưa đáp ứng đủ. Hoặc, cũng trong tổng gói kinh phí ấy, chúng ta cân nhắc xem những môn nào cần thi đấu cọ sát thì cho tập huấn, môn nào chưa cần thì thôi thì tình trạng sẽ tốt hơn.
Tôi lấy ví dụ, trường hợp của vận động viên Hoàng Xuân Vinh môn bắn súng. Tại ASIAD 16, không phải là lần đầu tiên Vinh vấp ngã mà đã là lần thứ 3 anh bị bắn trượt một số viên trong loạt bắn tại đấu trường quốc tế lớn. Từ đó, nếu mình biết điểm yếu của vận động viên để khắc phục thì các sai sót sẽ bớt đi. Hay một số vận động viên khác nếu được thi đấu cọ sát nhiều, gặp tiểu xảo của đối phương cũng sẽ chống chọi được...
- Sử dụng kinh phí chưa hợp lý, là do chỉ đạo ở trên hay cách chi tiêu ở cấp dưới?
Ông Lê Quý Phượng: Cái này là do chỉ đạo. Trách nhiệm này thuộc về lãnh đạo Tổng cục Thể dục Thể thao và thuộc về Trưởng đoàn. Đưa vận động viên đi tập huấn, thi đấu là Tổng cục quyết định. Phân phối tiền từ đầu năm cũng là mình phân...
- Với tư cách Trưởng đoàn, ông sẽ khắc phục vấn đề này thế nào?
Trước mắt, tôi yêu cầu các bộ môn phải họp lại và phải có sự có mặt của tôi để kiểm điểm thật sâu sắc, những lỗi này có lường trước được không, có biết không? Tại sao các bộ môn không đề xuất tham mưu, hoặc đề xuất tham mưu lại không đến nơi đến chốn.
Giả dụ, các bộ môn phải yêu cầu Lãnh đạo Tổng cục phải đảm bảo thế này thì mới đảm bảo thành tích, nếu không thì thôi, không đăng ký thành tích nữa. Thật ra, chúng ta phải thẳng thắn, thành thật với nhau để tìm ra biện pháp khắc phục.
- Tuy không đạt được mục tiêu đề ra, nhưng chắc chắn đoàn thể thao Việt Nam cũng đã thu được không ít kinh nghiệm tại ASIAD lần này, thưa ông?
Ông Lê Quý Phượng: Tại ASIAD 16, chúng ta có 33 huy chương. Huy chương nào cũng quý, nó thể hiện nỗ lực vươn lên của một nền thể thao. Tôi nghĩ cái đó là cái được đầu tiên. Và trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì anh em cũng không nhụt chí. Chúng ta cũng đã học được nhiều kinh nghiệm.
Cái được tiếp theo chính là về nhận thức. Chúng ta phải nhận thức lại, chọn những môn thể thao trọng điểm, những môn thế giới quan tâm để đầu tư hợp lý. Ví dụ, ở ASIAD trước, chúng ta có những huy chương vàng ở môn thể hình, nhưng ASIAD 16 lại không đưa vào thi đấu, bởi đây không phải là môn thể thao phổ biến.
Nếu muốn thể thao của chúng ta phát triển bền vững thì phải tập trung đầu tư vào nguồn thể thao Olympic. Tại ASIAD, 28 môn thể thao Olympic đều góp mặt. Ngoài ra, những môn thể thao mà các quốc gia châu Á hay chơi cũng cần phải được đầu tư.
Nuôi “gà nòi”
- Với cương vị Phó Tổng cục trưởng, ông có kiến nghị gì để đưa thể thao Việt Nam khởi sắc?
Ông Lê Quý Phượng: Thứ nhất, chúng tôi đã xây dựng xong Chiến lược phát triển thể thao Việt Nam và đã qua các cấp thẩm định. Hiện, chiến lược này đang trình Chính phủ đợi phê duyệt.
Thứ hai là chương trình thể thao học đường, nâng cao thể lực tầm vóc, tập trung ở lứa tuổi từ 6-18. Ở các nước thể thao phát triển thường có nền thể thao học đường rất tốt. Thông qua đó, chúng ta có thể tuyển chọn vận động viên xuất sắc.
Thứ ba, chúng ta phải chọn môn thể thao thế mạnh, chọn vận động viên trọng điểm và phải đầu tư thật mạnh cho khoảng 50-70 vận động viên.
Những vận động viên xuất sắc, có tiềm năng này sẽ được chọn nhờ một hội đồng tuyển chọn, phải trên cơ sở khoa học như chỉ số y sinh, tố chất, đặc điểm tâm sinh lý, thành tích cụ thể thế nào...
Tôi nghĩ, nếu tập trung đầu tư cao, nuôi gà nòi thì chúng ta mới có được những thành tích tốt ở ASIAD, Olympic. Và nếu như vậy, chế độ sẽ không thể cào bằng giữa vận động viên trọng điểm, môn thể thao trọng điểm với các vận động viên khác, môn khác.
Bên cạnh những điều đó, chúng ta cần đẩy mạnh xã hội hóa thể thao, để các doanh nghiệp đầu tư cho các huấn luyện viên, vận động viên xuất sắc. Tôi nghĩ Nhà nước không thể bao hết được, còn doanh nghiệp sẽ biết môn nào là trọng điểm để đầu tư, từ đó quảng bá thương hiệu giúp họ. Qua đây, chúng ta sẽ có được những vận động viên suất sắc.
Chúng ta cũng cần tận dụng cơ sở vật chất mà Nhà nước đầu tư cho ngành thể thao, chứ không phải dùng cơ sở vật chất đó để làm dịch vụ a,b,c... trong khi các vận động viên không được tập huấn ở điều kiện tốt nhất ấy.
- Xin ông nói cụ thể hơn?
Ông Lê Quý Phượng: Tôi lấy ví dụ, sau SeaGame 22, chúng ta có nhiều cơ sở vật chất tốt thì đáng lý ra đội tuyển phải được tập luyện tại đó. Thế nhưng, vận động viên lại phải tập ở các trung tâm huấn luyện. Trong khi, các trung tâm chưa được đầu tư nên trang thiết bị, điều kiện ăn ở còn rất thiếu.
Ngoài ra, ngành phải tham mưu cụ thể hơn về tận dụng đầu tư của nhà nước, chế độ chính sách cho vận động viên. Hiện, tiền công tập cho họ chỉ vào 70.000 đồng/ngày tập. Lại nữa, chúng ta cũng có huấn luyện viên giỏi nhưng không trả lương cao. Cho nên tôi nghĩ, chế độ, chính sách cho huấn luyện viên, vận động viên phải hợp lý hơn mới khuyến khích người ta tập luyện, thi đấu hết mình.
- Về việc chưa tận dụng tốt cơ sở hạ tầng, do Nhà nước chưa đáp ứng hay do ngành thể dục thể thao chưa có đề xuất?
Ông Lê Quý Phượng: Tôi nghĩ, nguyên nhân của vấn đề này không phải do Nhà nước mà là do lãnh đạo Tổng cục Thể dục Thể thao. Nếu lãnh đạo ngành không đề xuất phương án thích hợp thì Nhà nước sao mà ủng hộ được? Kể cả chính sách cho vận động viên, ngành cũng chưa xây dựng và chưa bảo vệ được với các Bộ...
- Xin cảm ơn ông./.
Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trò chuyện cởi mở, thẳng thắn với Giáo sư, Tiến sĩ Lê Quý Phượng, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao – Trưởng đoàn Việt Nam tại ASIAD 16 về vấn đề này.
Bài học xương máu
- Thưa Phó Tổng cục trưởng, đâu là nguyên nhân khiến đoàn thể thao Việt Nam không đạt được chỉ tiêu đã đề ra tại ASIAD 16?
Ông Lê Quý Phượng: ASIAD là đấu trường cực kỳ khó khăn với sự tham gia của rất nhiều vận động viên giỏi không chỉ của châu lục mà còn đứng đầu thế giới.
Nguyên nhân tiếp theo là chúng ta đã thiếu may mắn. Nếu may mắn hơn, một số huy chương bạc chuyển thành vàng cũng không phải là quá khó khăn.
Tôi lấy ví dụ, trong thi đấu, có thể thua 1% giây thì cũng phải nhận vị trí thứ hai. Ở bộ môn cờ vua, chúng ta bằng điểm người vô địch nhưng điều lệ giải tính đối đầu trực tiếp, nên ta thua. Hoặc trong trường hợp võ sĩ Nguyễn Thị Hoài Thu ở bộ môn Taewondo, chúng ta đã dẫn điểm, nhưng vận động viên bạn ăn vạ mà trọng tài không phát hiện ra. Sau đó, Hoài Thu bị chùng xuống, hơi chủ quan và chỉ vì một cú đá nên chúng ta đang từ thắng thành bại…
Ngoài ra, khâu chuẩn bị của một số vận động viên chưa tốt. Kể cả vấn đề tâm lý.
Chúng ta không đổ lỗi cho khách quan, cho trọng tài và tôi thấy cuộc chơi này sòng phẳng, theo tinh thần fariplay.
- Rõ ràng là công tác chuẩn bị ASIAD 16 của đoàn thể thao Việt Nam còn chưa tốt, thưa ông?
Ông Lê Quý Phượng: Về những mục tiêu không đạt được, trách nhiệm trước hết thuộc về tôi.
Để có tâm lý tốt, các vận động viên phải được thi đấu nhiều, nhưng điều kiện kinh phí chưa đáp ứng đủ. Hoặc, cũng trong tổng gói kinh phí ấy, chúng ta cân nhắc xem những môn nào cần thi đấu cọ sát thì cho tập huấn, môn nào chưa cần thì thôi thì tình trạng sẽ tốt hơn.
Tôi lấy ví dụ, trường hợp của vận động viên Hoàng Xuân Vinh môn bắn súng. Tại ASIAD 16, không phải là lần đầu tiên Vinh vấp ngã mà đã là lần thứ 3 anh bị bắn trượt một số viên trong loạt bắn tại đấu trường quốc tế lớn. Từ đó, nếu mình biết điểm yếu của vận động viên để khắc phục thì các sai sót sẽ bớt đi. Hay một số vận động viên khác nếu được thi đấu cọ sát nhiều, gặp tiểu xảo của đối phương cũng sẽ chống chọi được...
- Sử dụng kinh phí chưa hợp lý, là do chỉ đạo ở trên hay cách chi tiêu ở cấp dưới?
Ông Lê Quý Phượng: Cái này là do chỉ đạo. Trách nhiệm này thuộc về lãnh đạo Tổng cục Thể dục Thể thao và thuộc về Trưởng đoàn. Đưa vận động viên đi tập huấn, thi đấu là Tổng cục quyết định. Phân phối tiền từ đầu năm cũng là mình phân...
- Với tư cách Trưởng đoàn, ông sẽ khắc phục vấn đề này thế nào?
Trước mắt, tôi yêu cầu các bộ môn phải họp lại và phải có sự có mặt của tôi để kiểm điểm thật sâu sắc, những lỗi này có lường trước được không, có biết không? Tại sao các bộ môn không đề xuất tham mưu, hoặc đề xuất tham mưu lại không đến nơi đến chốn.
Giả dụ, các bộ môn phải yêu cầu Lãnh đạo Tổng cục phải đảm bảo thế này thì mới đảm bảo thành tích, nếu không thì thôi, không đăng ký thành tích nữa. Thật ra, chúng ta phải thẳng thắn, thành thật với nhau để tìm ra biện pháp khắc phục.
- Tuy không đạt được mục tiêu đề ra, nhưng chắc chắn đoàn thể thao Việt Nam cũng đã thu được không ít kinh nghiệm tại ASIAD lần này, thưa ông?
Ông Lê Quý Phượng: Tại ASIAD 16, chúng ta có 33 huy chương. Huy chương nào cũng quý, nó thể hiện nỗ lực vươn lên của một nền thể thao. Tôi nghĩ cái đó là cái được đầu tiên. Và trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì anh em cũng không nhụt chí. Chúng ta cũng đã học được nhiều kinh nghiệm.
Cái được tiếp theo chính là về nhận thức. Chúng ta phải nhận thức lại, chọn những môn thể thao trọng điểm, những môn thế giới quan tâm để đầu tư hợp lý. Ví dụ, ở ASIAD trước, chúng ta có những huy chương vàng ở môn thể hình, nhưng ASIAD 16 lại không đưa vào thi đấu, bởi đây không phải là môn thể thao phổ biến.
Nếu muốn thể thao của chúng ta phát triển bền vững thì phải tập trung đầu tư vào nguồn thể thao Olympic. Tại ASIAD, 28 môn thể thao Olympic đều góp mặt. Ngoài ra, những môn thể thao mà các quốc gia châu Á hay chơi cũng cần phải được đầu tư.
Nuôi “gà nòi”
- Với cương vị Phó Tổng cục trưởng, ông có kiến nghị gì để đưa thể thao Việt Nam khởi sắc?
Ông Lê Quý Phượng: Thứ nhất, chúng tôi đã xây dựng xong Chiến lược phát triển thể thao Việt Nam và đã qua các cấp thẩm định. Hiện, chiến lược này đang trình Chính phủ đợi phê duyệt.
Thứ hai là chương trình thể thao học đường, nâng cao thể lực tầm vóc, tập trung ở lứa tuổi từ 6-18. Ở các nước thể thao phát triển thường có nền thể thao học đường rất tốt. Thông qua đó, chúng ta có thể tuyển chọn vận động viên xuất sắc.
Thứ ba, chúng ta phải chọn môn thể thao thế mạnh, chọn vận động viên trọng điểm và phải đầu tư thật mạnh cho khoảng 50-70 vận động viên.
Những vận động viên xuất sắc, có tiềm năng này sẽ được chọn nhờ một hội đồng tuyển chọn, phải trên cơ sở khoa học như chỉ số y sinh, tố chất, đặc điểm tâm sinh lý, thành tích cụ thể thế nào...
Tôi nghĩ, nếu tập trung đầu tư cao, nuôi gà nòi thì chúng ta mới có được những thành tích tốt ở ASIAD, Olympic. Và nếu như vậy, chế độ sẽ không thể cào bằng giữa vận động viên trọng điểm, môn thể thao trọng điểm với các vận động viên khác, môn khác.
Bên cạnh những điều đó, chúng ta cần đẩy mạnh xã hội hóa thể thao, để các doanh nghiệp đầu tư cho các huấn luyện viên, vận động viên xuất sắc. Tôi nghĩ Nhà nước không thể bao hết được, còn doanh nghiệp sẽ biết môn nào là trọng điểm để đầu tư, từ đó quảng bá thương hiệu giúp họ. Qua đây, chúng ta sẽ có được những vận động viên suất sắc.
Chúng ta cũng cần tận dụng cơ sở vật chất mà Nhà nước đầu tư cho ngành thể thao, chứ không phải dùng cơ sở vật chất đó để làm dịch vụ a,b,c... trong khi các vận động viên không được tập huấn ở điều kiện tốt nhất ấy.
- Xin ông nói cụ thể hơn?
Ông Lê Quý Phượng: Tôi lấy ví dụ, sau SeaGame 22, chúng ta có nhiều cơ sở vật chất tốt thì đáng lý ra đội tuyển phải được tập luyện tại đó. Thế nhưng, vận động viên lại phải tập ở các trung tâm huấn luyện. Trong khi, các trung tâm chưa được đầu tư nên trang thiết bị, điều kiện ăn ở còn rất thiếu.
Ngoài ra, ngành phải tham mưu cụ thể hơn về tận dụng đầu tư của nhà nước, chế độ chính sách cho vận động viên. Hiện, tiền công tập cho họ chỉ vào 70.000 đồng/ngày tập. Lại nữa, chúng ta cũng có huấn luyện viên giỏi nhưng không trả lương cao. Cho nên tôi nghĩ, chế độ, chính sách cho huấn luyện viên, vận động viên phải hợp lý hơn mới khuyến khích người ta tập luyện, thi đấu hết mình.
- Về việc chưa tận dụng tốt cơ sở hạ tầng, do Nhà nước chưa đáp ứng hay do ngành thể dục thể thao chưa có đề xuất?
Ông Lê Quý Phượng: Tôi nghĩ, nguyên nhân của vấn đề này không phải do Nhà nước mà là do lãnh đạo Tổng cục Thể dục Thể thao. Nếu lãnh đạo ngành không đề xuất phương án thích hợp thì Nhà nước sao mà ủng hộ được? Kể cả chính sách cho vận động viên, ngành cũng chưa xây dựng và chưa bảo vệ được với các Bộ...
- Xin cảm ơn ông./.
Trung HIền-Ngọc Cương (Vietnam+)