Khi khu vui chơi Disney lần đầu được mở cửa tại Paris năm 1992, chàng trai 21 tuổi có tên Mourad Adili đã rất hài lòng khi được nhận công việc bán bắp rang bơ tại đây.
Ngày nay, khi công viên tổ hợp này tròn 20 tuổi, người đàn ông vui tính người Algeria này đã là chủ sở hữu của 60 nhà hàng tại đây.
Đây chính là một ví dụ điển hình của cơ hội đổi đời nhờ Disneyland.
Ngày 12/4, Disneyland Paris sẽ làm lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập. Và nhân dịp này, khi nhìn lại những con số, người ta không thể không ngả mũ khi khu vực vui chơi hút khách nhất ở châu Âu này đã đón nhận hơn 250 triệu lượt khách trong hai thập niên qua.
Nằm ở phía Đông của thủ đô nước Pháp, Disneyland Paris như một hòn đảo của Mỹ đặt tại Pháp. Tại đây, cơ hội chia đều cho tất cả, như giám đốc Phillipe Gas tuyên bố: “Chúng tôi không quan tâm xem hồ sơ của bạn có phù hợp hay không. Chúng tôi chỉ quan tâm về tiềm năng phát triển của bạn.”
Tại khu Disney của Paris, 80 phần trăm người quản lý vươn lên từ các thứ hạng thấp, trên tổng số 14.500 người làm việc tại đây. Sự đa dạng còn đến từ quốc tịch, khi các thành viên đến từ hơn 100 quốc gia khác nhau và có tới 20 thứ tiếng được sử dụng.
Trong một đất nước mà người da màu hay gốc Arập phần lớn đều thất nghiệp, có khu vực tỷ lệ này còn lên tới 40 phần trăm, thì hành động của Disneyland Paris là rất đáng quý.
Sinh ra tại một làng quê nghèo khó tại Algeria, Adli là một tấm gương về sự phát triển, khi anh được giao chức giám đốc các nhà hàng của công viên vào năm 1998.
Theo Adli chia sẻ, chính Disneyland Paris đã làm thay đổi cuộc đời anh, giúp anh có công việc làm ổn định và là nơi mà anh gặp vợ mình. Người đàn ông giờ là cha hai đứa trẻ nhận xét: “Ở đây thì bất kể tôi đến từ đâu đều không quan trọng. Điều quan trọng là khả năng làm việc của bản thân mà thôi. Chính điều này đã giữ chân tôi ở lại, bởi ở những nơi khác hay thậm chí cả quê hương tôi, sẽ không có cơ hội việc làm cho những người như tôi.”
Giám đốc điều hành Phillipe Gas cho biết ông luôn nhận giúp đỡ những người trẻ đến từ các khu vực khó khăn, sau khi họ vật lộn mà không kiếm được việc dù đã có tới bốn, năm năm học các chương trình cao hơn.
Gas chia sẻ với AFP: “Có hai phụ nữ hiện đang làm ở đây từng mất tới bốn năm gửi hồ sơ mà không hề được hồi âm lấy một lần. Chỉ bởi họ đến từ một vùng nghèo khó mà họ không thể kiếm được việc làm. Có những người trẻ rất chăm chỉ, làm việc hiệu quả hơn nhiều người khác song vẫn không thể thuyết phục được các ông chủ dành thời gian dù chỉ cho một buổi phỏng vấn.”
Kể từ ngày khai trương, Disneyland đã tạo ra tới 55.000 việc làm trực tiếp và gián tiếp, tạo ra nguồn thu xấp xỉ 50 tỷ euro cho nền kinh tế Pháp, theo thống kê của chính phủ vào tháng trước.
Trong những năm đầu, khi mà khách thăm quan còn khá ít, công viên đã chìm ngập trong nợ nần, song giờ Disneyland Paris tự tin rằng mình có thể trả hết nợ vào năm 2024.
Nhờ hiệu ứng của Disney mà thị trấn kế bên mang tên Bailly Romainvilliers từng chỉ có 600 cư dân vào năm 1990, đến nay đã tăng thành 6000 cư dân.
Theo thị trưởng của thị trấn, ông Arnaud de Benelet, khu vui chơi này là một “đòn bẩy kinh tế.” Tuy nhiên về mức lương, ông chia sẻ rằng vẫn còn nhiều công việc có “lương thấp hơn mức tổi thiểu, và đó không phải là điều mọi người tại đây trông đợi.”
Nhà xã hội học người Pháp Sophie Bernard nhận định rằng các tập đoàn lớn thường sử dụng các nấc thang phát triển sự nghiệp để “khuyến khích nhân viên làm việc hết năng suất, song chỉ rất ít người trong số đó đủ kiên nhẫn để leo hết các nấc thang này.” Nhiều nhân viên làm việc ở đây cũng thường phàn nàn về giờ làm bất thường lẫn mức lương trung bình thấp.
Chính phủ Pháp đã phải thừa nhận vấn đề này vào tháng Một sau khi một nghiên cứu chỉ ra rằng tình hình ngày càng khó khăn hơn cho trẻ em nghèo có thể tiếp cận giáo dục đầy đủ lẫn các việc làm tốt.
Các nghiên cứu từ Bộ giáo dục chỉ ra rằng ảnh hưởng về nguồn gốc xã hội của một cá nhân tại Pháp quan trọng gấp đôi tại Canada hay Nhật, với chỉ 15% trẻ em xuất thân từ tầng lớp lao động có thể có một tấm bằng đại học./.
Ngày nay, khi công viên tổ hợp này tròn 20 tuổi, người đàn ông vui tính người Algeria này đã là chủ sở hữu của 60 nhà hàng tại đây.
Đây chính là một ví dụ điển hình của cơ hội đổi đời nhờ Disneyland.
Ngày 12/4, Disneyland Paris sẽ làm lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập. Và nhân dịp này, khi nhìn lại những con số, người ta không thể không ngả mũ khi khu vực vui chơi hút khách nhất ở châu Âu này đã đón nhận hơn 250 triệu lượt khách trong hai thập niên qua.
Nằm ở phía Đông của thủ đô nước Pháp, Disneyland Paris như một hòn đảo của Mỹ đặt tại Pháp. Tại đây, cơ hội chia đều cho tất cả, như giám đốc Phillipe Gas tuyên bố: “Chúng tôi không quan tâm xem hồ sơ của bạn có phù hợp hay không. Chúng tôi chỉ quan tâm về tiềm năng phát triển của bạn.”
Tại khu Disney của Paris, 80 phần trăm người quản lý vươn lên từ các thứ hạng thấp, trên tổng số 14.500 người làm việc tại đây. Sự đa dạng còn đến từ quốc tịch, khi các thành viên đến từ hơn 100 quốc gia khác nhau và có tới 20 thứ tiếng được sử dụng.
Trong một đất nước mà người da màu hay gốc Arập phần lớn đều thất nghiệp, có khu vực tỷ lệ này còn lên tới 40 phần trăm, thì hành động của Disneyland Paris là rất đáng quý.
Sinh ra tại một làng quê nghèo khó tại Algeria, Adli là một tấm gương về sự phát triển, khi anh được giao chức giám đốc các nhà hàng của công viên vào năm 1998.
Theo Adli chia sẻ, chính Disneyland Paris đã làm thay đổi cuộc đời anh, giúp anh có công việc làm ổn định và là nơi mà anh gặp vợ mình. Người đàn ông giờ là cha hai đứa trẻ nhận xét: “Ở đây thì bất kể tôi đến từ đâu đều không quan trọng. Điều quan trọng là khả năng làm việc của bản thân mà thôi. Chính điều này đã giữ chân tôi ở lại, bởi ở những nơi khác hay thậm chí cả quê hương tôi, sẽ không có cơ hội việc làm cho những người như tôi.”
Giám đốc điều hành Phillipe Gas cho biết ông luôn nhận giúp đỡ những người trẻ đến từ các khu vực khó khăn, sau khi họ vật lộn mà không kiếm được việc dù đã có tới bốn, năm năm học các chương trình cao hơn.
Gas chia sẻ với AFP: “Có hai phụ nữ hiện đang làm ở đây từng mất tới bốn năm gửi hồ sơ mà không hề được hồi âm lấy một lần. Chỉ bởi họ đến từ một vùng nghèo khó mà họ không thể kiếm được việc làm. Có những người trẻ rất chăm chỉ, làm việc hiệu quả hơn nhiều người khác song vẫn không thể thuyết phục được các ông chủ dành thời gian dù chỉ cho một buổi phỏng vấn.”
Kể từ ngày khai trương, Disneyland đã tạo ra tới 55.000 việc làm trực tiếp và gián tiếp, tạo ra nguồn thu xấp xỉ 50 tỷ euro cho nền kinh tế Pháp, theo thống kê của chính phủ vào tháng trước.
Trong những năm đầu, khi mà khách thăm quan còn khá ít, công viên đã chìm ngập trong nợ nần, song giờ Disneyland Paris tự tin rằng mình có thể trả hết nợ vào năm 2024.
Nhờ hiệu ứng của Disney mà thị trấn kế bên mang tên Bailly Romainvilliers từng chỉ có 600 cư dân vào năm 1990, đến nay đã tăng thành 6000 cư dân.
Theo thị trưởng của thị trấn, ông Arnaud de Benelet, khu vui chơi này là một “đòn bẩy kinh tế.” Tuy nhiên về mức lương, ông chia sẻ rằng vẫn còn nhiều công việc có “lương thấp hơn mức tổi thiểu, và đó không phải là điều mọi người tại đây trông đợi.”
Nhà xã hội học người Pháp Sophie Bernard nhận định rằng các tập đoàn lớn thường sử dụng các nấc thang phát triển sự nghiệp để “khuyến khích nhân viên làm việc hết năng suất, song chỉ rất ít người trong số đó đủ kiên nhẫn để leo hết các nấc thang này.” Nhiều nhân viên làm việc ở đây cũng thường phàn nàn về giờ làm bất thường lẫn mức lương trung bình thấp.
Chính phủ Pháp đã phải thừa nhận vấn đề này vào tháng Một sau khi một nghiên cứu chỉ ra rằng tình hình ngày càng khó khăn hơn cho trẻ em nghèo có thể tiếp cận giáo dục đầy đủ lẫn các việc làm tốt.
Các nghiên cứu từ Bộ giáo dục chỉ ra rằng ảnh hưởng về nguồn gốc xã hội của một cá nhân tại Pháp quan trọng gấp đôi tại Canada hay Nhật, với chỉ 15% trẻ em xuất thân từ tầng lớp lao động có thể có một tấm bằng đại học./.
L..Q (Vietnam+)