Ngày 23/4 (tức 21 tháng Ba năm Tân Mão), tại Khu di tích cấp quốc gia Tháp Bà Ponagar (thành phố Nha Trang, Khánh Hòa), lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2011 đã chính thức khai mạc với nhiều hoạt động lễ hội đặc sắc.
Dự kiến sẽ có 40.000 lượt người tham gia lễ hội, trong đó có hơn 100 đoàn hành hương trong tỉnh và một số đoàn đến từ các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên, Đà Nẵng, Thừa Thiên- Huế… Lễ hội kéo dài đến hết ngày 25/4 (23/3 âm lịch).
Tại lễ hội, du khách được thưởng thức những giai điệu múa Chăm Pa cổ truyền, đặc sắc như múa quạt, múa gốm, múa Átsava… của những nghệ sĩ người Chăm. Ban tổ chức cũng bố trí các điểm hoạt động văn hóa Chăm như dệt thổ cẩm, làm gốm cổ truyền của người Chăm…
Số lượng người dâng hương rất đông nhưng được Ban tổ chức sắp xếp trật tự, mỗi tốp viếng từ 10-15 người liên tục trong các ngày lễ hội. Bà con tham dự lễ hội được bố trí khu nghỉ ngơi rộng 2.200m2 với lán trại bằng khung sắt, có trải chiếu, ngoài ra còn 300 phòng khách.
Trong dịp lễ hội này, khu di tích Tháp Bà Ponagar miễn thu phí vé vào cửa đối với toàn bộ du khách đến dự lễ và tham quan.
Ông Nguyễn Văn Thích, Phó Giám đốc Ban Quản lý di tích- Danh lam thắng cảnh tỉnh Khánh Hòa cho biết công tác an ninh trật tự được tăng cường nhằm hạn chế tối đa tình trạng trộm cắp, gây mất trật tự công cộng. Việc túc trực, theo dõi các đối tượng hành nghề bói toán, phát tán tài liệu văn hóa bất hợp pháp được phối hợp chặt chẽ với các ban ngành để ngăn chặn kịp thời. Công tác giữ gìn vệ sinh môi trường, cảnh quan của khu di tích trong những ngày lễ hội được hết sức quan tâm, tổ chức thu gom rác thải thường xuyên.
Đối với công tác an toàn vệ sinh thực thẩm, Ban quản lý phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh tiến hành giám định sức khỏe cho nhân viên phục vụ ăn uống, bộ phận y tế túc trực thường xuyên để khám chữa bệnh, cấp phát thuốc cho người tham gia lễ hội…
Lễ hội Tháp Bà Ponagar hàng năm là lễ hội lớn ở khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, gắn liền với truyền thuyết và tục thờ nữ thần Thiên Y A Na (người Chăm gọi là Po Inư Nagar) - bà mẹ xứ sở của đồng bào Việt, Chăm ở các tỉnh, thành miền Trung. Trước đó, đêm 22/4, hơn 10.000 hoa đăng được thả xuống cửa sông Cái nhằm cầu siêu bạt độ anh linh các đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh trong sự nghiệp khai mở và bảo vệ đất đai xứ sở./.
Dự kiến sẽ có 40.000 lượt người tham gia lễ hội, trong đó có hơn 100 đoàn hành hương trong tỉnh và một số đoàn đến từ các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên, Đà Nẵng, Thừa Thiên- Huế… Lễ hội kéo dài đến hết ngày 25/4 (23/3 âm lịch).
Tại lễ hội, du khách được thưởng thức những giai điệu múa Chăm Pa cổ truyền, đặc sắc như múa quạt, múa gốm, múa Átsava… của những nghệ sĩ người Chăm. Ban tổ chức cũng bố trí các điểm hoạt động văn hóa Chăm như dệt thổ cẩm, làm gốm cổ truyền của người Chăm…
Số lượng người dâng hương rất đông nhưng được Ban tổ chức sắp xếp trật tự, mỗi tốp viếng từ 10-15 người liên tục trong các ngày lễ hội. Bà con tham dự lễ hội được bố trí khu nghỉ ngơi rộng 2.200m2 với lán trại bằng khung sắt, có trải chiếu, ngoài ra còn 300 phòng khách.
Trong dịp lễ hội này, khu di tích Tháp Bà Ponagar miễn thu phí vé vào cửa đối với toàn bộ du khách đến dự lễ và tham quan.
Ông Nguyễn Văn Thích, Phó Giám đốc Ban Quản lý di tích- Danh lam thắng cảnh tỉnh Khánh Hòa cho biết công tác an ninh trật tự được tăng cường nhằm hạn chế tối đa tình trạng trộm cắp, gây mất trật tự công cộng. Việc túc trực, theo dõi các đối tượng hành nghề bói toán, phát tán tài liệu văn hóa bất hợp pháp được phối hợp chặt chẽ với các ban ngành để ngăn chặn kịp thời. Công tác giữ gìn vệ sinh môi trường, cảnh quan của khu di tích trong những ngày lễ hội được hết sức quan tâm, tổ chức thu gom rác thải thường xuyên.
Đối với công tác an toàn vệ sinh thực thẩm, Ban quản lý phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh tiến hành giám định sức khỏe cho nhân viên phục vụ ăn uống, bộ phận y tế túc trực thường xuyên để khám chữa bệnh, cấp phát thuốc cho người tham gia lễ hội…
Lễ hội Tháp Bà Ponagar hàng năm là lễ hội lớn ở khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, gắn liền với truyền thuyết và tục thờ nữ thần Thiên Y A Na (người Chăm gọi là Po Inư Nagar) - bà mẹ xứ sở của đồng bào Việt, Chăm ở các tỉnh, thành miền Trung. Trước đó, đêm 22/4, hơn 10.000 hoa đăng được thả xuống cửa sông Cái nhằm cầu siêu bạt độ anh linh các đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh trong sự nghiệp khai mở và bảo vệ đất đai xứ sở./.
Quang Đức (TTXVN/Vietnam+)