Sau sự sụp đổ của chế độ Muammar Gaddafi, Libya hiện ở trong một giai đoạn chuyển tiếp do Hội đồng dân tộc chuyển tiếp (NTC) điều hành.
Trong số vô vàn các vấn đề chính trị tương lai của đất nước này, thì vị trí của phụ nữ, khi mà dưới thời Gaddafi quy chế dành cho họ là rất lớn, sẽ không có gì bảo đảm họ cũng sẽ được thừa nhận ở chế độ mới.
Bà Anna Graef, một nhà xã hội học tại Libya, nhấn mạnh trong số các nước Hồi giáo, Libya là nước duy nhất công nhận vai trò công dân của phụ nữ ngang bằng như nam giới. Do vậy, phụ nữ có vị trí thực sự trong xã hội Libya.
Phụ nữ chiếm đa số tại đại học và dù chỉ một số ít đi làm, thì vẫn có những người nắm giữ các chức vụ cao như luật sư, thẩm phán hay sỹ quan quân đội. Vị thế đó giúp phụ nữ tham gia vào cuộc cách mạng ngay từ đầu.
Bà Ibtisan Al-Kilani, một luật sư người Libya tại Pháp, nói: "Khởi đầu của cuộc cách mạng chống lại đế chế Gaddafi đó là một cuộc biểu tình của các luật sư tại thủ đô Tripoli và Benghazi với sự tham gia của rất nhiều phụ nữ."
Về phần mình, bà Afaf Geblawi, một nhà báo, nhấn mạnh, phụ nữ đã tham gia vào cuộc họp của thanh niên để tổ chức các cuộc biểu tình.
Dĩ nhiên, khi nhìn vào hình ảnh của cuộc cách mạng dẫn tới sự sụp đổ của chế độ Gaddafi, thì có rất ít chứng tỏ phụ nữ tham gia vào các cuộc biểu tình.
Bà Geblawi xác nhận rằng người ta không nhìn thấy nhiều phụ nữ trong các cuộc biểu tình, và cho rằng đó là bởi vì đây là một vấn đề nhạy cảm trong xã hội. Người ta luôn sợ rằng phụ nữ là mục tiêu của bắt cóc và hãm hiếp.
Nhưng theo bà Geblawi, phụ nữ cũng là một phần của cuộc cách mạng vì họ đã cống hiến những người thân yêu của họ cho cuộc cách mạng. Họ đã mất con trai, mất chồng, người yêu và bạn. Họ đã thực sự tham gia vào cuộc cách mạng này.
Hiện nay, NTC cho biết sẵn sàng thu nhận phụ nữ vào tổ chức của họ, nhất là bởi vì sẽ có lợi cho hình ảnh của họ trong mắt các nước đã ủng hộ họ. Bà al-Kitani khẳng định đã tham gia vào NTC ở thành phố Misrata và những người đàn ông đã chấp thuận cho bà đóng một vai trò tại đây.
Bà Graef nhắc lại: "Kể từ khi lên nắm quyền, ông Gaddafi đã ủng hộ cải thiện cương vị cổ của người phụ nữ và luôn đấu tranh chống lại chế độ cha quyền rất hà khắc ngự trị ở Libya," đồng thời nhấn mạnh rằng ông Gaddafi đã thành lập Học viện quân sự phụ nữ năm 1979 và đơn vị quân sự cho thiếu nữ tại các trường trung học sau khi 3 năm bị Quốc hội từ chối thông qua.
Học viện này được dành đưa ra một hình ảnh khác của phụ nữ. Đó là những người có khả năng tự phòng vệ, "phụ nữ sẵn sàng chiến đấu" không cần cha anh mình.
Cần phải biết rằng liệu thay đổi vị thế trên dưới chế độ Gaddafi có đủ để phụ nữ tham gia vào tương lai chính trị của đất nước họ. Điều đó phụ thuộc quan hệ với Hồi giáo mà NTC sẽ thiết lập.
Trong tuyên bố ngày 17/8, NTC thông báo luật Hồi giáo sẽ là cơ sở chính của luật pháp khi họ lên nắm quyền. Tuy nhiên, NTC cũng bảo đảm một Nhà nước dân chủ, tôn trọng các quyền cơ bản, sự bình đẳng về cơ hội hay cuộc sống riêng tư.
Dưới chế độ Gaddafi, đạo Hồi dựa trên kinh Coran. Ngoại trừ những người Hồi giáo cực đoan sinh sống tại phía Đông Libya và khu vực biên giới với Tunisia. Đó là một đạo Hồi ôn hòa cởi mở và chân thành.
Một sự ôn hòa mà theo bà al-Kilani, thì đa phần phụ nữ Libya xem việc phải trùm khăn như là một vấn đề hợp thời trang hơn là tôn giáo. Họ không do dự thích thức màu sắc của chiếc khăn với xu thế của thời đại.
Cơ sở để phụ nữ tham gia đời sống chính trị mà không có trào lưu chính thống tôn giáo có vẻ như được đặt ra. Rất khó để khẳng định rằng họ sẽ có được vị thế như người đàn ông. Trước hết đó là phải xem liệu Hồi giáo chính thống có nằm quyền lãnh đạo quan trọng trong chính phủ tương lai hay không?
Bà Geblawi bày tỏ sự lo ngại khi nói: "Nếu những người cực đoan nắm giữ kiểm soát lãnh đạo chính trị thì có thể họ sẽ cách ly phụ nữ và hạn chế nhiều vai trò của phụ nữ".
Trong sự bất ổn hiện tại, không còn nghi ngờ gì nữa cần phải đợi số phận của ông Gaddafi được quyết định để NTC có thể thực hiện đầy đủ dự án của mình và biết xem vị thế của phụ nữ có được hay không?/.
Trong số vô vàn các vấn đề chính trị tương lai của đất nước này, thì vị trí của phụ nữ, khi mà dưới thời Gaddafi quy chế dành cho họ là rất lớn, sẽ không có gì bảo đảm họ cũng sẽ được thừa nhận ở chế độ mới.
Bà Anna Graef, một nhà xã hội học tại Libya, nhấn mạnh trong số các nước Hồi giáo, Libya là nước duy nhất công nhận vai trò công dân của phụ nữ ngang bằng như nam giới. Do vậy, phụ nữ có vị trí thực sự trong xã hội Libya.
Phụ nữ chiếm đa số tại đại học và dù chỉ một số ít đi làm, thì vẫn có những người nắm giữ các chức vụ cao như luật sư, thẩm phán hay sỹ quan quân đội. Vị thế đó giúp phụ nữ tham gia vào cuộc cách mạng ngay từ đầu.
Bà Ibtisan Al-Kilani, một luật sư người Libya tại Pháp, nói: "Khởi đầu của cuộc cách mạng chống lại đế chế Gaddafi đó là một cuộc biểu tình của các luật sư tại thủ đô Tripoli và Benghazi với sự tham gia của rất nhiều phụ nữ."
Về phần mình, bà Afaf Geblawi, một nhà báo, nhấn mạnh, phụ nữ đã tham gia vào cuộc họp của thanh niên để tổ chức các cuộc biểu tình.
Dĩ nhiên, khi nhìn vào hình ảnh của cuộc cách mạng dẫn tới sự sụp đổ của chế độ Gaddafi, thì có rất ít chứng tỏ phụ nữ tham gia vào các cuộc biểu tình.
Bà Geblawi xác nhận rằng người ta không nhìn thấy nhiều phụ nữ trong các cuộc biểu tình, và cho rằng đó là bởi vì đây là một vấn đề nhạy cảm trong xã hội. Người ta luôn sợ rằng phụ nữ là mục tiêu của bắt cóc và hãm hiếp.
Nhưng theo bà Geblawi, phụ nữ cũng là một phần của cuộc cách mạng vì họ đã cống hiến những người thân yêu của họ cho cuộc cách mạng. Họ đã mất con trai, mất chồng, người yêu và bạn. Họ đã thực sự tham gia vào cuộc cách mạng này.
Hiện nay, NTC cho biết sẵn sàng thu nhận phụ nữ vào tổ chức của họ, nhất là bởi vì sẽ có lợi cho hình ảnh của họ trong mắt các nước đã ủng hộ họ. Bà al-Kitani khẳng định đã tham gia vào NTC ở thành phố Misrata và những người đàn ông đã chấp thuận cho bà đóng một vai trò tại đây.
Bà Graef nhắc lại: "Kể từ khi lên nắm quyền, ông Gaddafi đã ủng hộ cải thiện cương vị cổ của người phụ nữ và luôn đấu tranh chống lại chế độ cha quyền rất hà khắc ngự trị ở Libya," đồng thời nhấn mạnh rằng ông Gaddafi đã thành lập Học viện quân sự phụ nữ năm 1979 và đơn vị quân sự cho thiếu nữ tại các trường trung học sau khi 3 năm bị Quốc hội từ chối thông qua.
Học viện này được dành đưa ra một hình ảnh khác của phụ nữ. Đó là những người có khả năng tự phòng vệ, "phụ nữ sẵn sàng chiến đấu" không cần cha anh mình.
Cần phải biết rằng liệu thay đổi vị thế trên dưới chế độ Gaddafi có đủ để phụ nữ tham gia vào tương lai chính trị của đất nước họ. Điều đó phụ thuộc quan hệ với Hồi giáo mà NTC sẽ thiết lập.
Trong tuyên bố ngày 17/8, NTC thông báo luật Hồi giáo sẽ là cơ sở chính của luật pháp khi họ lên nắm quyền. Tuy nhiên, NTC cũng bảo đảm một Nhà nước dân chủ, tôn trọng các quyền cơ bản, sự bình đẳng về cơ hội hay cuộc sống riêng tư.
Dưới chế độ Gaddafi, đạo Hồi dựa trên kinh Coran. Ngoại trừ những người Hồi giáo cực đoan sinh sống tại phía Đông Libya và khu vực biên giới với Tunisia. Đó là một đạo Hồi ôn hòa cởi mở và chân thành.
Một sự ôn hòa mà theo bà al-Kilani, thì đa phần phụ nữ Libya xem việc phải trùm khăn như là một vấn đề hợp thời trang hơn là tôn giáo. Họ không do dự thích thức màu sắc của chiếc khăn với xu thế của thời đại.
Cơ sở để phụ nữ tham gia đời sống chính trị mà không có trào lưu chính thống tôn giáo có vẻ như được đặt ra. Rất khó để khẳng định rằng họ sẽ có được vị thế như người đàn ông. Trước hết đó là phải xem liệu Hồi giáo chính thống có nằm quyền lãnh đạo quan trọng trong chính phủ tương lai hay không?
Bà Geblawi bày tỏ sự lo ngại khi nói: "Nếu những người cực đoan nắm giữ kiểm soát lãnh đạo chính trị thì có thể họ sẽ cách ly phụ nữ và hạn chế nhiều vai trò của phụ nữ".
Trong sự bất ổn hiện tại, không còn nghi ngờ gì nữa cần phải đợi số phận của ông Gaddafi được quyết định để NTC có thể thực hiện đầy đủ dự án của mình và biết xem vị thế của phụ nữ có được hay không?/.
Thanh Bình/Cairo (Vietnam+)