Sáng 23/2, tại Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, Bộ Y tế phối hợp Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Lễ tưởng niệm 222 năm ngày mất đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (15/1/1791 Âm lịch).
Trước Lễ tưởng niệm, đoàn đã đến dâng hương tại Khu mộ, nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông và chùa Tượng Sơn.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh công lao to lớn của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đối với sự nghiệp y học của nước nhà; khẳng định thế hệ thầy thuốc nước nhà sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy sự nghệp y học mà cụ Lê Hữu Trác đã gây dựng nên, rèn luyện y đức, đưa sự nghiệp y học nước nhà lên một tầm cao mới.
Đại diện lãnh đạo Bộ Y tế và lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã cắt băng khánh thành chùa Tượng Sơn và bàn giao Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông cho tỉnh Hà Tĩnh quản lý.
Cũng nhân dịp này, Bộ Y tế đã tổ chức trao Giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông lần thứ hai cho 105 thầy thuốc tiêu biểu của cả nước có nhiều đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp kế thừa, bảo tồn và phát huy sự nghiệp y dược học cổ truyền của nước nhà.
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là bậc đại danh y toàn năng không chỉ về y thuật, nhân thuật, mà còn là nhà tư tưởng, nhà khoa học lớn, nhà giáo dục, nhà văn bậc thầy. Cuộc đời và sự nghiệp của Cụ xứng đáng nêu tấm gương sáng chói cho muôn đời các thế hệ thầy thuốc Việt Nam. Từ năm 2000, Bộ Y tế đã chính thức lấy ngày Rằm tháng Giêng làm Ngày truyền thống Y Dược cổ truyền Việt Nam.
Đồng thời, để tôn vinh những đóng góp to lớn và gìn giữ những giá trị vật thể và phi vật thể của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, ngày 31/10/2003 Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định phê chuẩn Dự án tu bổ, tôn tạo quần thể Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và giao cho Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác làm chủ đầu tư.
Quần thể Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông được xây dựng trải dài trên một cung đường gần 7km. Điểm khởi đầu là khu mộ và tượng đài của đại danh y ở thôn Hải Thượng, xã Sơn Trung. Điểm giữa là khu chùa Tượng Sơn tọa lạc ở xóm 1, xã Sơn Giang. Điểm cuối là Khu nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông ở xóm 8, xã Sơn Quang. Trong quần thể Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, khu mộ và tượng đài là công trình hoành tráng nhất của Khu di tích.
Mộ danh y nằm giữa chân núi Minh Tự, trước mộ có cuốn thơ gắn bia bằng đá thanh do họ Lê Hữu làm từ năm 1934 với dòng chữ khắc trên mộ chí “Hương Sơn huyện, Tình Diệm xã, Yên Trung thôn, Lê thị đệ nhất thế tử Hữu Trác, hiệu Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.”
Tượng đài Lê Hữu Trác nằm trên núi cao, được dựng với hơn 1.600 tấn đá cẩm thạch. Khu tượng đài có dòng chữ “Đức lưu quang” khắc trên tảng đá nguyên khối nặng hơn 17 tấn. Phía sau tượng đài có 3 bức phù điêu khắc ghi những lời răn dạy của đại danh y về y đức.
Cách khu mộ và tượng đài gần 4km là nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - nơi Lê Hữu Trác và gia đình sinh sống khi trở về Hương Sơn. Khu nhà thờ có núi giả, hồ sen, nơi Lê Hữu Trác thường ngồi để đón hướng gió, xem làn mây và bốc thuốc chữa bệnh cứu người. Nhà thờ thượng tọa là nơi Lê Hữu Trác bốc thuốc, viết sách.
Nhà thờ hậu tọa là nơi thờ tự Lê Hữu Trác gồm 3 gian tứ trụ chạm khắc tinh vi. Bàn thờ đặt ở gian giữa có tượng bán thân Lê Hữu Trác bằng thạch cao, gian phải và gian trái có lịch niên biểu ghi lại những năm tháng sống và làm việc trong cuộc đời Lê Hữu Trác, cũng như quan hệ gia đình và xã hội của ông.
Trong quần thể Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác còn có chùa Tượng Sơn, do thân mẫu của đại danh y sáng lập vào thế kỷ 18. Ðến nay, các hạng mục của quần thể Khu di tích bao gồm khu vực mộ, tượng đài và Nhà thờ Lê Hữu Trác, đã hoàn thành đưa vào sử dụng, đón các lượt khách tham quan. Quy mô và cảnh quan nơi đây đang là điểm thu hút du khách khi đến Hà Tĩnh./.
Trước Lễ tưởng niệm, đoàn đã đến dâng hương tại Khu mộ, nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông và chùa Tượng Sơn.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh công lao to lớn của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đối với sự nghiệp y học của nước nhà; khẳng định thế hệ thầy thuốc nước nhà sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy sự nghệp y học mà cụ Lê Hữu Trác đã gây dựng nên, rèn luyện y đức, đưa sự nghiệp y học nước nhà lên một tầm cao mới.
Đại diện lãnh đạo Bộ Y tế và lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã cắt băng khánh thành chùa Tượng Sơn và bàn giao Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông cho tỉnh Hà Tĩnh quản lý.
Cũng nhân dịp này, Bộ Y tế đã tổ chức trao Giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông lần thứ hai cho 105 thầy thuốc tiêu biểu của cả nước có nhiều đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp kế thừa, bảo tồn và phát huy sự nghiệp y dược học cổ truyền của nước nhà.
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là bậc đại danh y toàn năng không chỉ về y thuật, nhân thuật, mà còn là nhà tư tưởng, nhà khoa học lớn, nhà giáo dục, nhà văn bậc thầy. Cuộc đời và sự nghiệp của Cụ xứng đáng nêu tấm gương sáng chói cho muôn đời các thế hệ thầy thuốc Việt Nam. Từ năm 2000, Bộ Y tế đã chính thức lấy ngày Rằm tháng Giêng làm Ngày truyền thống Y Dược cổ truyền Việt Nam.
Đồng thời, để tôn vinh những đóng góp to lớn và gìn giữ những giá trị vật thể và phi vật thể của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, ngày 31/10/2003 Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định phê chuẩn Dự án tu bổ, tôn tạo quần thể Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và giao cho Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác làm chủ đầu tư.
Quần thể Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông được xây dựng trải dài trên một cung đường gần 7km. Điểm khởi đầu là khu mộ và tượng đài của đại danh y ở thôn Hải Thượng, xã Sơn Trung. Điểm giữa là khu chùa Tượng Sơn tọa lạc ở xóm 1, xã Sơn Giang. Điểm cuối là Khu nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông ở xóm 8, xã Sơn Quang. Trong quần thể Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, khu mộ và tượng đài là công trình hoành tráng nhất của Khu di tích.
Mộ danh y nằm giữa chân núi Minh Tự, trước mộ có cuốn thơ gắn bia bằng đá thanh do họ Lê Hữu làm từ năm 1934 với dòng chữ khắc trên mộ chí “Hương Sơn huyện, Tình Diệm xã, Yên Trung thôn, Lê thị đệ nhất thế tử Hữu Trác, hiệu Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.”
Tượng đài Lê Hữu Trác nằm trên núi cao, được dựng với hơn 1.600 tấn đá cẩm thạch. Khu tượng đài có dòng chữ “Đức lưu quang” khắc trên tảng đá nguyên khối nặng hơn 17 tấn. Phía sau tượng đài có 3 bức phù điêu khắc ghi những lời răn dạy của đại danh y về y đức.
Cách khu mộ và tượng đài gần 4km là nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - nơi Lê Hữu Trác và gia đình sinh sống khi trở về Hương Sơn. Khu nhà thờ có núi giả, hồ sen, nơi Lê Hữu Trác thường ngồi để đón hướng gió, xem làn mây và bốc thuốc chữa bệnh cứu người. Nhà thờ thượng tọa là nơi Lê Hữu Trác bốc thuốc, viết sách.
Nhà thờ hậu tọa là nơi thờ tự Lê Hữu Trác gồm 3 gian tứ trụ chạm khắc tinh vi. Bàn thờ đặt ở gian giữa có tượng bán thân Lê Hữu Trác bằng thạch cao, gian phải và gian trái có lịch niên biểu ghi lại những năm tháng sống và làm việc trong cuộc đời Lê Hữu Trác, cũng như quan hệ gia đình và xã hội của ông.
Trong quần thể Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác còn có chùa Tượng Sơn, do thân mẫu của đại danh y sáng lập vào thế kỷ 18. Ðến nay, các hạng mục của quần thể Khu di tích bao gồm khu vực mộ, tượng đài và Nhà thờ Lê Hữu Trác, đã hoàn thành đưa vào sử dụng, đón các lượt khách tham quan. Quy mô và cảnh quan nơi đây đang là điểm thu hút du khách khi đến Hà Tĩnh./.
Hoàng Ngà (TTXVN)