Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội tiến hành bình tuyển thành công 13 cây đầu dòng của giống bưởi đường Quế Dương - một loại bưởi chín sớm đuợc trồng nhiều ở thôn Quế Dương, xã Cát Quế, huyện Hoài Đức và đang được ưa chuộng trên thị trường.
Những cây đầu dòng này đều là những cây có năng suất, chất lượng, tính chống chịu với sâu bệnh và các điều kiện ngoại cảnh bất thuận cao hơn hẳn các cây khác cùng giống. Việc bình tuyển, lựa chọn được một số cây đầu dòng của giống bưởi đường Quế Dương sẽ góp phần tạo nguồn gen ổn định phục vụ nhu cầu phát triển, mở rộng diện tích trồng giống bưởi này ở ngoại thành Hà Nội trong thời gian tới.
Theo Phòng Trồng trọt Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, dù có thời gian ra hoa vào khoảng đầu tháng 3 hàng năm như nhiều giống bưởi khác song bưởi đường Quế Dương lại cho thu hoạch sớm hơn giống bưởi Diễn (đang được trồng phổ biến ở ngoại thành Hà Nội). Hàng năm, người trồng bưởi Quế Dương thường thu hoạch quả vào tháng 10-11, thậm chí có thể bắt đầu thu hái rải rác ngay từ dịp Rằm tháng Tám.
Quả bưởi Quế Dương sau khi thu hoạch, nếu bảo quản tốt có thể để được đến tháng 4, tháng 5 năm sau. Với hương vị ngọt nhẹ, vừa phải (không ngọt đậm bằng bưởi Diễn), quả lại có hình dáng đẹp, màu vàng sáng và cho thu hoạch sớm, bưởi đường Quế Dương được người tiêu dùng ưa chuộng.
[Bảo tồn, phát triển giống bưởi đường Quế Dương]
Hiện, diện tích trồng giống bưởi này ở Hà Nội mới chỉ đạt khoảng trên 20 ha, tập trung chủ yếu ở xã Cát Quế, huyện Hoài Đức. Huyện Hoài Đức đang có kế hoạch mở rộng diện tích trồng giống bưởi này lên 50 ha trong thời gian từ nay đến 2015.
Theo một số hộ trồng giống bưởi này ở xã Cát Quế, mấy năm nay họ liên tục thu lãi lớn từ việc bán quả và cây giống. Hiện, với giá bình quân 14.000-17.000 đồng/kg bưởi, người trồng thu được 10-16 triệu đồng mỗi sào trồng bưởi Quế Dương, gấp hơn chục lần so với trồng lúa./.
Những cây đầu dòng này đều là những cây có năng suất, chất lượng, tính chống chịu với sâu bệnh và các điều kiện ngoại cảnh bất thuận cao hơn hẳn các cây khác cùng giống. Việc bình tuyển, lựa chọn được một số cây đầu dòng của giống bưởi đường Quế Dương sẽ góp phần tạo nguồn gen ổn định phục vụ nhu cầu phát triển, mở rộng diện tích trồng giống bưởi này ở ngoại thành Hà Nội trong thời gian tới.
Theo Phòng Trồng trọt Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, dù có thời gian ra hoa vào khoảng đầu tháng 3 hàng năm như nhiều giống bưởi khác song bưởi đường Quế Dương lại cho thu hoạch sớm hơn giống bưởi Diễn (đang được trồng phổ biến ở ngoại thành Hà Nội). Hàng năm, người trồng bưởi Quế Dương thường thu hoạch quả vào tháng 10-11, thậm chí có thể bắt đầu thu hái rải rác ngay từ dịp Rằm tháng Tám.
Quả bưởi Quế Dương sau khi thu hoạch, nếu bảo quản tốt có thể để được đến tháng 4, tháng 5 năm sau. Với hương vị ngọt nhẹ, vừa phải (không ngọt đậm bằng bưởi Diễn), quả lại có hình dáng đẹp, màu vàng sáng và cho thu hoạch sớm, bưởi đường Quế Dương được người tiêu dùng ưa chuộng.
[Bảo tồn, phát triển giống bưởi đường Quế Dương]
Hiện, diện tích trồng giống bưởi này ở Hà Nội mới chỉ đạt khoảng trên 20 ha, tập trung chủ yếu ở xã Cát Quế, huyện Hoài Đức. Huyện Hoài Đức đang có kế hoạch mở rộng diện tích trồng giống bưởi này lên 50 ha trong thời gian từ nay đến 2015.
Theo một số hộ trồng giống bưởi này ở xã Cát Quế, mấy năm nay họ liên tục thu lãi lớn từ việc bán quả và cây giống. Hiện, với giá bình quân 14.000-17.000 đồng/kg bưởi, người trồng thu được 10-16 triệu đồng mỗi sào trồng bưởi Quế Dương, gấp hơn chục lần so với trồng lúa./.
Thanh Trà (TTXVN/Vietnam+)