Nhằm bảo tồn và phát triển giống cam sành có chất lượng tốt, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, giúp nông dân trồng cam huyện Hàm Yên xóa đói giảm nghèo, Phòng trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang đang triển khai dự án bình tuyển, công nhận và nhân giống cây cam sành đầu dòng.
Ông Nguyễn Mạnh Tú, Trưởng phòng Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tuyên Quang cho biết, dự án đánh giá toàn bộ diện tích cam sành trên địa bàn các xã của huyện Hàm Yên, lựa chọn những cây sinh trưởng và phát triển tốt, không bị sâu bệnh hại, năng suất cao hơn năng suất bình quân đại trà 10%, tiến hành bình tuyển 10 cây cam sành đầu dòng.
Từ năm 2013 đến 2015, dự án sẽ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, cải tạo nâng cao chất lượng giống cam, áp dụng công nghệ vi ghép đỉnh sinh trưởng để phục tráng làm sạch bệnh, bảo tồn quỹ gen giống cam sành trong nhà lưới chống côn trùng.
Dự án cũng thực hiện quản lý, nhân giống mỗi năm từ 5.000-10.000 cây. Trong quá trình thực hiện dự án sẽ mở các lớp tập huấn cho các hộ gia đình tham gia trồng cam nhằm nâng cao trình độ, năng lực áp dụng khoa học kỹ thuật về sản xuất cam quýt sạch bệnh, kỹ thuật chăm sóc phòng trừ tổng hợp chống tái nhiễm bệnh...
Cây cam sành là một trong những thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp huyện Hàm Yên. Toàn huyện có khoảng 2.500ha cam, mỗi năm cung cấp khoảng 19.000 tấn với giá 10.000-15.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều vườn cam đã bị nhiễm bệnh, thoái hóa làm giảm năng suất và chất lượng cam. Nguyên nhân chủ yếu là do việc quản lý giống chưa chặt chẽ, nông dân tự chiết cành từ những cây chưa đạt tiêu chuẩn.
Dự án được thực hiện thành công sẽ khắc phục được những hạn chế này, góp phần quan trọng vào việc phát triển, bảo tồn nguồn gene quý của cây cam sành Hàm Yên./.
Ông Nguyễn Mạnh Tú, Trưởng phòng Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tuyên Quang cho biết, dự án đánh giá toàn bộ diện tích cam sành trên địa bàn các xã của huyện Hàm Yên, lựa chọn những cây sinh trưởng và phát triển tốt, không bị sâu bệnh hại, năng suất cao hơn năng suất bình quân đại trà 10%, tiến hành bình tuyển 10 cây cam sành đầu dòng.
Từ năm 2013 đến 2015, dự án sẽ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, cải tạo nâng cao chất lượng giống cam, áp dụng công nghệ vi ghép đỉnh sinh trưởng để phục tráng làm sạch bệnh, bảo tồn quỹ gen giống cam sành trong nhà lưới chống côn trùng.
Dự án cũng thực hiện quản lý, nhân giống mỗi năm từ 5.000-10.000 cây. Trong quá trình thực hiện dự án sẽ mở các lớp tập huấn cho các hộ gia đình tham gia trồng cam nhằm nâng cao trình độ, năng lực áp dụng khoa học kỹ thuật về sản xuất cam quýt sạch bệnh, kỹ thuật chăm sóc phòng trừ tổng hợp chống tái nhiễm bệnh...
Cây cam sành là một trong những thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp huyện Hàm Yên. Toàn huyện có khoảng 2.500ha cam, mỗi năm cung cấp khoảng 19.000 tấn với giá 10.000-15.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều vườn cam đã bị nhiễm bệnh, thoái hóa làm giảm năng suất và chất lượng cam. Nguyên nhân chủ yếu là do việc quản lý giống chưa chặt chẽ, nông dân tự chiết cành từ những cây chưa đạt tiêu chuẩn.
Dự án được thực hiện thành công sẽ khắc phục được những hạn chế này, góp phần quan trọng vào việc phát triển, bảo tồn nguồn gene quý của cây cam sành Hàm Yên./.
Nguyễn Văn Tý (TTXVN)