Các ca nhập viện do đột quỵ trong số những người Mỹ dưới 45 tuổi, đặc biệt là các nam thanh thiếu niên tuổi dưới 34, đã tăng lên đáng kể trong khoảng thời gian từ 1994-2007, tuy nhiên tỷ lệ này giảm trong nhóm người lớn tuổi hơn.
Thông tin trên được đưa ra trong một nghiên cứu trình bày tại Hội thảo đột quỵ quốc tế của Hiệp hội Đột quỵ Mỹ ngày 9/2.
Các nhà nghiên cứu cho biết họ không thể chỉ ra chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng trên khi nghiên cứu này mới chỉ xác định số các ca nhập viện theo độ tuổi và giới tính, tuy nhiên các kết quả này cho thấy việc điều tra kỹ lưỡng hơn về bệnh béo phì và huyết áp cao cần phải được ưu tiên tiến hành.
Xin Tong, nhà thống kê thể chất với các trung tâm Kiểm soát Bệnh dịch ở Atlanta, Georgia nói: "Tôi tin rằng đây là nghiên cứu quy mô đầu tiên báo cáo về các phát hiện phân loại theo độ tuổi và giới tính trên. Hiện chúng tôi chưa thể liên hệ bất cứ lý do gì cụ thể đến xu hướng các bệnh nhân đột quỵ trẻ hơn nhưng tôi tin rằng vai trò của béo phì và huyết áp cao đối với hiện tượng này sẽ phải được thảo luận kỹ lưỡng."
Các nhà phân tích CDC phát hiện rằng tỷ lệ đột quỵ ở nam trên 45 tuổi đã giảm 25% và ở nữ cùng nhóm tuổi xuống 29%. Số ca nhập viện do đột quỵ thiếu máu cục bộ tăng lên 51% ở nam giới tuổi từ 15 đến 34. Tỷ lệ này ở nữ cùng nhóm tuổi tăng 17% trong cùng giai đoạn trên. Tuy nhiên, ở độ tuổi 35-44, họ phát hiện tỷ lệ các ca đột quỵ phải nhập viện của nam giới tăng 47% và nữ giới tăng 36%.
Theo bà Tong, các chuyên gia y tế nên chú ý đến sự gia tăng này khi điều trị cho các bệnh nhân đột quỵ mà vẫn nghĩ rằng những người trẻ hơn không thể có lợi từ liệu pháp chữa trị được phê chuẩn đặc trị đột quỵ do chứng thiếu máu cục bộ nên máu không lên não, mang tên tissue plasminogen activator (tPA) trong nhiều tiếng sau đột quỵ.
Hiện nay, đột quỵ do thiếu máu cục bộ cấp tính được xem là chứng bệnh phần lớn xảy ra ở người lớn tuổi hơn, tuy nhiên nhận thức được tỷ lệ này ngày càng tăng ở những người trẻ hơn là điều rất quan trọng. Do đó, tPa hay các liệu pháp chữa trị đột quỵ khác có thể cần áp dụng đối với các bệnh nhân trẻ hơn./.
Thông tin trên được đưa ra trong một nghiên cứu trình bày tại Hội thảo đột quỵ quốc tế của Hiệp hội Đột quỵ Mỹ ngày 9/2.
Các nhà nghiên cứu cho biết họ không thể chỉ ra chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng trên khi nghiên cứu này mới chỉ xác định số các ca nhập viện theo độ tuổi và giới tính, tuy nhiên các kết quả này cho thấy việc điều tra kỹ lưỡng hơn về bệnh béo phì và huyết áp cao cần phải được ưu tiên tiến hành.
Xin Tong, nhà thống kê thể chất với các trung tâm Kiểm soát Bệnh dịch ở Atlanta, Georgia nói: "Tôi tin rằng đây là nghiên cứu quy mô đầu tiên báo cáo về các phát hiện phân loại theo độ tuổi và giới tính trên. Hiện chúng tôi chưa thể liên hệ bất cứ lý do gì cụ thể đến xu hướng các bệnh nhân đột quỵ trẻ hơn nhưng tôi tin rằng vai trò của béo phì và huyết áp cao đối với hiện tượng này sẽ phải được thảo luận kỹ lưỡng."
Các nhà phân tích CDC phát hiện rằng tỷ lệ đột quỵ ở nam trên 45 tuổi đã giảm 25% và ở nữ cùng nhóm tuổi xuống 29%. Số ca nhập viện do đột quỵ thiếu máu cục bộ tăng lên 51% ở nam giới tuổi từ 15 đến 34. Tỷ lệ này ở nữ cùng nhóm tuổi tăng 17% trong cùng giai đoạn trên. Tuy nhiên, ở độ tuổi 35-44, họ phát hiện tỷ lệ các ca đột quỵ phải nhập viện của nam giới tăng 47% và nữ giới tăng 36%.
Theo bà Tong, các chuyên gia y tế nên chú ý đến sự gia tăng này khi điều trị cho các bệnh nhân đột quỵ mà vẫn nghĩ rằng những người trẻ hơn không thể có lợi từ liệu pháp chữa trị được phê chuẩn đặc trị đột quỵ do chứng thiếu máu cục bộ nên máu không lên não, mang tên tissue plasminogen activator (tPA) trong nhiều tiếng sau đột quỵ.
Hiện nay, đột quỵ do thiếu máu cục bộ cấp tính được xem là chứng bệnh phần lớn xảy ra ở người lớn tuổi hơn, tuy nhiên nhận thức được tỷ lệ này ngày càng tăng ở những người trẻ hơn là điều rất quan trọng. Do đó, tPa hay các liệu pháp chữa trị đột quỵ khác có thể cần áp dụng đối với các bệnh nhân trẻ hơn./.
Anh Minh (Vietnam+)