Theo kết quả báo cáo công bố ngày 25/6 trên tạp chí Những bệnh lây truyền Lancet tại London, số lượng người tử vong do đại dịch cúm A/H1N1 trong năm 2009 có thể vượt quá 15 lần so với thống kê trước đó.
Khẳng định trên được đưa ra sau khi một nhóm bác sỹ và các nhà dịch tễ học do Fatimah Dawood đến từ Trung tâm Phòng và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ dẫn đầu, đã thực hiện một mô hình thống kê chặt chẽ dựa trên số dân và đánh giá mức độ lây nhiễm, nhằm tổng hợp chính xác hơn về mức độ nguy hiểm và hậu quả của đại dịch trên.
Thống kê đầu tiên về tỷ lệ tử vong toàn cầu gây ra do virus H1N1 này cho thấy số lượng người tử vong do đại dịch trong năm 2009 có thể là 579.000 người thay vì con số 18.500 người như báo cáo trước đó từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Khác biệt với các ước tính thiếu tính tổng hợp trong năm 2009, nghiên cứu trên bao gồm các thống kê về tỷ lệ tử vong ở các nước Đông Nam Á và châu Phi, nơi mà dữ liệu giám sát liên quan đến H1N1 bị hạn chế rất lớn.
Các nhà nghiên cứu cho rằng sở dĩ các ước tính trước đây không đầy đủ vì thường xác định ca tử vong thông qua chẩn đoán các mẫu vật, tuy nhiên các mẫu vật này không phải lúc nào cũng lấy được từ nhưng người tử vong vì cúm, và có khi ở một số trường hợp virus cũng không được phát hiện vào thời điểm bệnh nhân tử vong. Ngoài ra, một tỷ lệ lớn những người tử vong do cúm không được tiếp cận với hệ thống y tế, và không được lưu vào thống kê.
Nhóm nghiên cứu hy vọng mô hình tổng hợp này sẽ giúp cải thiện công tác quy hoạch và giám sát, cũng như tăng cường nghiên cứu, sản xuất vắcxin cung cấp cho hai khu vực lớn nơi đại dịch hoành hành, tránh những hậu quả đáng tiếc trong tương lai.
Bệnh cúm gia cầm chủng A xuất hiện tại Mexico và Mỹ từ tháng 4/2009 và nhanh chóng lây lan tới 214 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, buộc Tổ chức Y tế thế giới phải công bố đại dịch vào tháng 6/2009. Theo ước tính, bệnh cúm A/H1N1 đến nay đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm ngàn người, và đang diễn biến ngày càng phức tạp.
Năm 1918, một loại virus cúm mới cũng đã cướp đi sinh mạng của 20 triệu người trên thế giới./.
Khẳng định trên được đưa ra sau khi một nhóm bác sỹ và các nhà dịch tễ học do Fatimah Dawood đến từ Trung tâm Phòng và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ dẫn đầu, đã thực hiện một mô hình thống kê chặt chẽ dựa trên số dân và đánh giá mức độ lây nhiễm, nhằm tổng hợp chính xác hơn về mức độ nguy hiểm và hậu quả của đại dịch trên.
Thống kê đầu tiên về tỷ lệ tử vong toàn cầu gây ra do virus H1N1 này cho thấy số lượng người tử vong do đại dịch trong năm 2009 có thể là 579.000 người thay vì con số 18.500 người như báo cáo trước đó từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Khác biệt với các ước tính thiếu tính tổng hợp trong năm 2009, nghiên cứu trên bao gồm các thống kê về tỷ lệ tử vong ở các nước Đông Nam Á và châu Phi, nơi mà dữ liệu giám sát liên quan đến H1N1 bị hạn chế rất lớn.
Các nhà nghiên cứu cho rằng sở dĩ các ước tính trước đây không đầy đủ vì thường xác định ca tử vong thông qua chẩn đoán các mẫu vật, tuy nhiên các mẫu vật này không phải lúc nào cũng lấy được từ nhưng người tử vong vì cúm, và có khi ở một số trường hợp virus cũng không được phát hiện vào thời điểm bệnh nhân tử vong. Ngoài ra, một tỷ lệ lớn những người tử vong do cúm không được tiếp cận với hệ thống y tế, và không được lưu vào thống kê.
Nhóm nghiên cứu hy vọng mô hình tổng hợp này sẽ giúp cải thiện công tác quy hoạch và giám sát, cũng như tăng cường nghiên cứu, sản xuất vắcxin cung cấp cho hai khu vực lớn nơi đại dịch hoành hành, tránh những hậu quả đáng tiếc trong tương lai.
Bệnh cúm gia cầm chủng A xuất hiện tại Mexico và Mỹ từ tháng 4/2009 và nhanh chóng lây lan tới 214 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, buộc Tổ chức Y tế thế giới phải công bố đại dịch vào tháng 6/2009. Theo ước tính, bệnh cúm A/H1N1 đến nay đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm ngàn người, và đang diễn biến ngày càng phức tạp.
Năm 1918, một loại virus cúm mới cũng đã cướp đi sinh mạng của 20 triệu người trên thế giới./.
Thạch Thảo (Vietnam+)