Hai trong số những nhà tài phiệt giàu nhất Hong Kong (Trung Quốc) và một quan chức cấp cao đã bị buộc tội đưa hối lộ và tham nhũng vào ngày thứ Sáu trong vụ bê bối tham nhũng vào loại lớn nhất Hong Kong.
Hai đồng chủ tịch của Công ty bất động sản Sun Hung Kai Properties, Thomas và Raymond Kwok, hai trong số những người giàu nhất châu Á, nằm trong số năm người bị truy tố vì tám tội khác nhau, theo một tuyên bố chính thức.
Cựu chánh văn phòng đặc khu Hong Kong Rafael Hui cũng bị truy tố, cùng với một giám đốc khác của Sun Hung Kai, Thomas Chan và Francis Kwan, cựu giám đốc công ty New Environmental Energy Holdings.
Vụ việc đã gây chấn động Hong Kong vì gia đình Kwok sở hữu tòa nhà mang tính biểu tượng của thành phố và Sun Hung Kai là một công ty cổ phần thuộc loại blue chip và nhà phát triển bất động sản lớn nhất ở Hong Kong.
Hui, 64 tuổi, là quan chức cấp cao nhất Hong Kong từng bị bắt sau cuộc điều tra của Ủy ban chống tham nhũng độc lập (ICAC). Từng là nhân vật thứ hai trong chính quyền đặc khu, ông Hui đối mặt với tám cáo buộc khác nhau, bao gồm bốn liên quan tới việc sử dụng miễn phí các căn hộ sang trọng và chấp thuận những khoản vay không thế chất từ anh em Kwoks, theo ICAC.
Thomas Kwok, 60 tuổi, bị buộc hai tội thông đồng và cư xử sai trái ở cơ quan nhà nước. Người em trai 59 tuổi cuủa ông Raymond bị buộc ba tội bao gồm gian trá thông tin, theo ICAC.
Raymond Kwok bị tình nghi đã đề nghị với Hui gia hạn một khoản vay không thế chấp, trong khi Chan và Kwan đề nghị “hàng loạt khoản tiền” và “tiền thưởng” cho sự hợp tác của quan chức này, theo các điều tra viên chống tham nhũng.
Cả năm nghi can đã xuất hiện trong phiên điều trần trước tòa, trước khi được bảo lãnh tại ngoại. Họ chưa được yêu cầu bước vào phiên tuyên bố nhận tội hay không. Tổng số tiền mà Hui bị cáo buộc nhận trái phép lên tới 43 triệu HKD (khoảng 4,38 triệu USD).
Anh em Kwok và Hui bị bắt hồi tháng Ba trong một vụ án làm chấn động trung tâm tài chính châu Á, nơi quan hệ thân mật giữa những nhà tài phiệt và giới cầm quyền vẫn gây ra nghi ngờ lâu nay.
Một người thứ ba trong anh em nhà Kwok, Walter, bị bắt vào tháng Năm nhưng chưa bị truy tố. Cả ba anh em đều phủ nhận các hành vi sai trái.
Cổ phiếu của Sun Hung Kai đã bị tạm ngưng giao dịch trên thị trường chứng khoán Hong Kong từ ngày thứ Sáu. Công ty này sở hữu đất đai và những diện tích mặt tiền cảng trị giá nhiều tỷ USD, trước đó đã khẳng định các cáo buộc nhắm vào những lãnh đạo không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ.
Các nhà phân tích nói vụ việc càng khiến công chúng nghi ngờ rằng các quan chức địa phương đã nằm hết trong túi giới doanh nhân cao cấp được Bắc Kinh ủng hộ. Những người này kiểm soát gần như mọi tài sản ở Hong Kong từ các cảng biển, hạ tầng viễn thông tới các siêu thị.
“Hong Kong luôn nằm dưới sự cai trị của các đại gia bất động sản,” Francis Lun, Giám đốc công ty dịch vụ tài chính Lyncean Holdings, nói với AFP. “…Tôi không cho rằng những lệnh truy tố này thay đổi được gì, họ vvaaxn sẽ tiếp tục trở nên giàu hơn.
Trong khi các cáo buộc không liên quan trực tiếp tới Trưởng đặc khu Leung Chun-ying, người vừa nhậm chức đầu tháng này, vụ việc gây ra sự bất bình với một hệ thống bị người dân thường coi là đã băng hoại.
Leung đã phải đối mặt với những kêu gọi từ chức và một thách thức pháp lý liên quan tới giấy phép xây dựng căn nhà của chính ông, một vấn đề nhạy cảm tại thành phố bảy triệu dân đất chật người đông.
Bộ trưởng phát triển của Leung từ nhiệm không tới hai tuần sau khi nhậm chức vào thứ Năm do các cáo buộc lạm dụng chức vụ để xây nhà sai phép vào những năm 1980, gây ra nghi ngờ về đạo đức của ông trong nội các.
Cựu trưởng đặc khu Donald Tsang kết thúc nhiệm kỳ của ông trong hổ thẹn vào tháng Sáu sau khi thừa nhận đã nhận quà của các nhà tài phiệt bao gồm những chuyến đi trên các du thuyền sang trọng và máy bay phản lực cá nhân./.
Hai đồng chủ tịch của Công ty bất động sản Sun Hung Kai Properties, Thomas và Raymond Kwok, hai trong số những người giàu nhất châu Á, nằm trong số năm người bị truy tố vì tám tội khác nhau, theo một tuyên bố chính thức.
Cựu chánh văn phòng đặc khu Hong Kong Rafael Hui cũng bị truy tố, cùng với một giám đốc khác của Sun Hung Kai, Thomas Chan và Francis Kwan, cựu giám đốc công ty New Environmental Energy Holdings.
Vụ việc đã gây chấn động Hong Kong vì gia đình Kwok sở hữu tòa nhà mang tính biểu tượng của thành phố và Sun Hung Kai là một công ty cổ phần thuộc loại blue chip và nhà phát triển bất động sản lớn nhất ở Hong Kong.
Hui, 64 tuổi, là quan chức cấp cao nhất Hong Kong từng bị bắt sau cuộc điều tra của Ủy ban chống tham nhũng độc lập (ICAC). Từng là nhân vật thứ hai trong chính quyền đặc khu, ông Hui đối mặt với tám cáo buộc khác nhau, bao gồm bốn liên quan tới việc sử dụng miễn phí các căn hộ sang trọng và chấp thuận những khoản vay không thế chất từ anh em Kwoks, theo ICAC.
Thomas Kwok, 60 tuổi, bị buộc hai tội thông đồng và cư xử sai trái ở cơ quan nhà nước. Người em trai 59 tuổi cuủa ông Raymond bị buộc ba tội bao gồm gian trá thông tin, theo ICAC.
Raymond Kwok bị tình nghi đã đề nghị với Hui gia hạn một khoản vay không thế chấp, trong khi Chan và Kwan đề nghị “hàng loạt khoản tiền” và “tiền thưởng” cho sự hợp tác của quan chức này, theo các điều tra viên chống tham nhũng.
Cả năm nghi can đã xuất hiện trong phiên điều trần trước tòa, trước khi được bảo lãnh tại ngoại. Họ chưa được yêu cầu bước vào phiên tuyên bố nhận tội hay không. Tổng số tiền mà Hui bị cáo buộc nhận trái phép lên tới 43 triệu HKD (khoảng 4,38 triệu USD).
Anh em Kwok và Hui bị bắt hồi tháng Ba trong một vụ án làm chấn động trung tâm tài chính châu Á, nơi quan hệ thân mật giữa những nhà tài phiệt và giới cầm quyền vẫn gây ra nghi ngờ lâu nay.
Một người thứ ba trong anh em nhà Kwok, Walter, bị bắt vào tháng Năm nhưng chưa bị truy tố. Cả ba anh em đều phủ nhận các hành vi sai trái.
Cổ phiếu của Sun Hung Kai đã bị tạm ngưng giao dịch trên thị trường chứng khoán Hong Kong từ ngày thứ Sáu. Công ty này sở hữu đất đai và những diện tích mặt tiền cảng trị giá nhiều tỷ USD, trước đó đã khẳng định các cáo buộc nhắm vào những lãnh đạo không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ.
Các nhà phân tích nói vụ việc càng khiến công chúng nghi ngờ rằng các quan chức địa phương đã nằm hết trong túi giới doanh nhân cao cấp được Bắc Kinh ủng hộ. Những người này kiểm soát gần như mọi tài sản ở Hong Kong từ các cảng biển, hạ tầng viễn thông tới các siêu thị.
“Hong Kong luôn nằm dưới sự cai trị của các đại gia bất động sản,” Francis Lun, Giám đốc công ty dịch vụ tài chính Lyncean Holdings, nói với AFP. “…Tôi không cho rằng những lệnh truy tố này thay đổi được gì, họ vvaaxn sẽ tiếp tục trở nên giàu hơn.
Trong khi các cáo buộc không liên quan trực tiếp tới Trưởng đặc khu Leung Chun-ying, người vừa nhậm chức đầu tháng này, vụ việc gây ra sự bất bình với một hệ thống bị người dân thường coi là đã băng hoại.
Leung đã phải đối mặt với những kêu gọi từ chức và một thách thức pháp lý liên quan tới giấy phép xây dựng căn nhà của chính ông, một vấn đề nhạy cảm tại thành phố bảy triệu dân đất chật người đông.
Bộ trưởng phát triển của Leung từ nhiệm không tới hai tuần sau khi nhậm chức vào thứ Năm do các cáo buộc lạm dụng chức vụ để xây nhà sai phép vào những năm 1980, gây ra nghi ngờ về đạo đức của ông trong nội các.
Cựu trưởng đặc khu Donald Tsang kết thúc nhiệm kỳ của ông trong hổ thẹn vào tháng Sáu sau khi thừa nhận đã nhận quà của các nhà tài phiệt bao gồm những chuyến đi trên các du thuyền sang trọng và máy bay phản lực cá nhân./.
Trần Trọng (Vietnam+)