Dubai tiếp tục giúp Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) duy trì vị thế thị trường điện tử tiêu dùng lớn nhất vùng Vịnh, nhờ chuỗi các nhà bán lẻ và bán buôn hữu hiệu, mạng lưới tìm nguồn cung ứng phát triển tốt và các cơ sở kho vận lớn.
Tiểu vương quốc này chiếm 80%, khoảng 2,23 tỷ USD trong tổng số 2,77 tỷ USD của thị trường điện tử tiêu dùng ở UAE.
Theo nghiên cứu của Phòng Thương mại Dubai, các nhà bán lẻ điện tử UAE sẽ đạt mức tăng trưởng hơn 2,77 tỷ USD trong năm 2010. Các nhà bán lẻ điện tử tiêu dùng được cho là sẽ đạt mức tăng trưởng nhanh về doanh thu do doanh số sẽ tăng hơn 32% trong vòng bốn năm tới, đạt 3,67 tỷ USD vào năm 2014.
Theo nghiên cứu, Dubai chiếm hơn 80% tổng lượng hàng xuất khẩu của UAE và khoảng 85% hàng tái xuất trong năm 2009. Dubai còn nhập khẩu hơn 2/3 hàng điện tử tiêu dùng của UAE năm 2009.
Về cơ bản, khu vực điện tử của Dubai được thúc đẩy nhờ các hội chợ mua sắm hàng năm, chiếm tới 50% doanh số hàng năm đối với một số nhà phân phối lớn trong một số chủng loại sản phẩm. Các hội chợ này cùng với rất nhiều cuộc triển lãm thương mại đã giúp tăng đáng kể doanh số cho các doanh nghiệp điện tử.
Nằm ở vị trí chiến lược giữa châu Á, châu Phi và châu Âu, UAE giúp các nhà phân phối điện tử của quốc gia này cung cấp cho một thị trường tiềm năng khoảng 2 tỷ người tiêu dùng.
Nghiên cứu trên cho biết các tập đoàn điện tử tiêu dùng của châu Á, châu Âu và Mỹ sử dụng UAE làm địa điểm ưa thích để giới thiệu sản phẩm và thử nghiệm các sáng kiến tiếp thị, song cũng cảnh báo rằng những kẻ buôn lậu thường khai thác kẽ hở về hàng rào thương mại thấp của UAE để xuất hàng điện tử giả vào đất nước này rồi tái xuất sang những thị trường khác.
Nghiên cứu nhấn mạnh: "Hàng rào thương mại thấp của UAE góp phần làm gia tăng vấn nạn hàng giả trên thị trường. Tình trạng kinh doanh hàng nhập khẩu bất hợp pháp còn gia tăng do các khu thương mại tự do trở thành trung tâm buôn bán hàng tái xuất. Do lợi nhuận thấp vì sự cạnh tranh khốc liệt, nhập khẩu mặt hàng giả-hàng nhái tạo thách thức lớn cho các doanh nghiệp."
Nhìn về tương lai, các doanh nghiệp điện tử ngày càng xem UAE là trung tâm phân phối toàn cầu chứ không chỉ tầm vóc khu vực. Do ngày càng có nhiều doanh nghiệp đặt cơ sở tại UAE, số lượng lao động nước ngoài gia tăng cũng đóng vai trò kích thích đối với thị trường điện tử tiêu dùng địa phương.
Các nhà bán lẻ điện tử UAE cho biết doanh số đã tăng vọt trong nửa đầu năm 2010 nhờ Giải vô địch bóng bóng đá Thế giới diễn ra tại Nam Phi vừa qua.
Hàng miễn thuế Dubai cũng thông báo tăng 15% doanh số sản phẩm điện tử trong quý 1/2010. Phần cứng máy tính, chiếm 57% chi tiêu điện tử tiêu dùng của UAE năm 2009, dự kiến tăng từ 1,5 tỷ USD năm 2009 lên 1,58 tỷ USD năm 2010.
Doanh số bán điện thoại di động, chiếm khoảng 13% chi tiêu điện tử tiêu dùng của UAE năm 2009, dự kiến đạt 410 triệu USD vào năm 2014./.
Tiểu vương quốc này chiếm 80%, khoảng 2,23 tỷ USD trong tổng số 2,77 tỷ USD của thị trường điện tử tiêu dùng ở UAE.
Theo nghiên cứu của Phòng Thương mại Dubai, các nhà bán lẻ điện tử UAE sẽ đạt mức tăng trưởng hơn 2,77 tỷ USD trong năm 2010. Các nhà bán lẻ điện tử tiêu dùng được cho là sẽ đạt mức tăng trưởng nhanh về doanh thu do doanh số sẽ tăng hơn 32% trong vòng bốn năm tới, đạt 3,67 tỷ USD vào năm 2014.
Theo nghiên cứu, Dubai chiếm hơn 80% tổng lượng hàng xuất khẩu của UAE và khoảng 85% hàng tái xuất trong năm 2009. Dubai còn nhập khẩu hơn 2/3 hàng điện tử tiêu dùng của UAE năm 2009.
Về cơ bản, khu vực điện tử của Dubai được thúc đẩy nhờ các hội chợ mua sắm hàng năm, chiếm tới 50% doanh số hàng năm đối với một số nhà phân phối lớn trong một số chủng loại sản phẩm. Các hội chợ này cùng với rất nhiều cuộc triển lãm thương mại đã giúp tăng đáng kể doanh số cho các doanh nghiệp điện tử.
Nằm ở vị trí chiến lược giữa châu Á, châu Phi và châu Âu, UAE giúp các nhà phân phối điện tử của quốc gia này cung cấp cho một thị trường tiềm năng khoảng 2 tỷ người tiêu dùng.
Nghiên cứu trên cho biết các tập đoàn điện tử tiêu dùng của châu Á, châu Âu và Mỹ sử dụng UAE làm địa điểm ưa thích để giới thiệu sản phẩm và thử nghiệm các sáng kiến tiếp thị, song cũng cảnh báo rằng những kẻ buôn lậu thường khai thác kẽ hở về hàng rào thương mại thấp của UAE để xuất hàng điện tử giả vào đất nước này rồi tái xuất sang những thị trường khác.
Nghiên cứu nhấn mạnh: "Hàng rào thương mại thấp của UAE góp phần làm gia tăng vấn nạn hàng giả trên thị trường. Tình trạng kinh doanh hàng nhập khẩu bất hợp pháp còn gia tăng do các khu thương mại tự do trở thành trung tâm buôn bán hàng tái xuất. Do lợi nhuận thấp vì sự cạnh tranh khốc liệt, nhập khẩu mặt hàng giả-hàng nhái tạo thách thức lớn cho các doanh nghiệp."
Nhìn về tương lai, các doanh nghiệp điện tử ngày càng xem UAE là trung tâm phân phối toàn cầu chứ không chỉ tầm vóc khu vực. Do ngày càng có nhiều doanh nghiệp đặt cơ sở tại UAE, số lượng lao động nước ngoài gia tăng cũng đóng vai trò kích thích đối với thị trường điện tử tiêu dùng địa phương.
Các nhà bán lẻ điện tử UAE cho biết doanh số đã tăng vọt trong nửa đầu năm 2010 nhờ Giải vô địch bóng bóng đá Thế giới diễn ra tại Nam Phi vừa qua.
Hàng miễn thuế Dubai cũng thông báo tăng 15% doanh số sản phẩm điện tử trong quý 1/2010. Phần cứng máy tính, chiếm 57% chi tiêu điện tử tiêu dùng của UAE năm 2009, dự kiến tăng từ 1,5 tỷ USD năm 2009 lên 1,58 tỷ USD năm 2010.
Doanh số bán điện thoại di động, chiếm khoảng 13% chi tiêu điện tử tiêu dùng của UAE năm 2009, dự kiến đạt 410 triệu USD vào năm 2014./.
Bùi Hoàn (TTXVN/Vietnam+)