Các tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) ngày 15/7 đã chính thức vận hành tuyến đường ống vận chuyển dầu qua Eo biển Hormuz.
Việc tuyến đường ống này đi vào hoạt động đã đảm bảo một phần quan trọng cho Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) vận chuyển dầu qua Eo biển Hormuz mà không bị phụ thuộc vào Iran, nước đã nhiều lần cảnh báo sẽ đóng cửa eo biển chiến lược này nhằm trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Trong buổi lễ khánh thành, Bộ trưởng Năng lượng UAE, ông Mohammed Bin Dhaen al-Hamli cho rằng việc đưa vào vận hành tuyến đường ống này sẽ giảm bớt sức ép cho các nhà máy lọc dầu tại Abu Dhabi và giúp ổn định giá dầu trên thị trường thế giới.
Tuyến đường ống dài 370 km, chạy từ Habshan thuộc miền Tây UAE đến Fujairah nằm trên Ấn Độ Dương, có khả năng vận chuyển tới 1,5 triệu thùng dầu/ngày.
Truyền thông UAE cho biết 500.000 thùng dầu đầu tiên đã được vận chuyển qua đường ống này, sau đó được bơm vào xe bồn chở đến khách hàng đầu tiên là Pakistan.
Trong khi đó tại Iran, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Iran, Tướng Hassan Firouzabadi cho biết nước này đã chuẩn bị các kế hoạch đối phó trong mọi tình huống có thể xảy ra, và Lãnh tụ Tối cao của Iran, Giáo chủ Seyyed Ali Khamenei sẽ là người có quyết định cuối cùng về việc có đóng cửa Eo biển Hormuz hay không.
Ngày 14/7, Chỉ huy lực lượng hải quân thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) của Iran, Tướng Ali Fadavi đã một lần nữa khẳng định Eo biển Hormuz hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát của quân đội nước này.
Ông nhấn mạnh nếu xảy ra bất cứ hành động thù địch nào đe dọa tới an ninh và lợi ích của Iran, thì những kẻ liên quan sẽ phải trả giá.
Eo biển Hormuz là tuyến đường trung chuyển tới 17 triệu thùng dầu mỗi ngày. Trong những tháng gần đây, Iran liên tiếp cảnh báo sẽ đóng cửa hoàn toàn eo biển huyết mạch này nếu Mỹ và các nước đồng minh phương Tây siết chặt trừng phạt Iran.
Hồi đầu tháng 7, các nghị sĩ Quốc hội Iran đã thông qua một dự luật cấm các tàu chở dầu của Liên minh châu Âu (EU) đi qua Hormuz, một động thái nhằm trả đũa lệnh cấm vận dầu mỏ của EU đối với quốc gia vùng Vịnh này.
Căng thẳng liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran vẫn chưa có dấu hiệu dịu bớt sau khi 3 vòng đàm phán giữa Tehran và Nhóm P5+1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cùng với Đức) kết thúc mà không đạt bước đột phá nào.
Trong khi đó, Mỹ và Israel liên tục nhắc lại quan điểm cho rằng cần phải có hành động cần thiết, bao gồm cả can thiệp quân sự, để buộc Iran chấm dứt chương trình hạt nhân của mình./.
Việc tuyến đường ống này đi vào hoạt động đã đảm bảo một phần quan trọng cho Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) vận chuyển dầu qua Eo biển Hormuz mà không bị phụ thuộc vào Iran, nước đã nhiều lần cảnh báo sẽ đóng cửa eo biển chiến lược này nhằm trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Trong buổi lễ khánh thành, Bộ trưởng Năng lượng UAE, ông Mohammed Bin Dhaen al-Hamli cho rằng việc đưa vào vận hành tuyến đường ống này sẽ giảm bớt sức ép cho các nhà máy lọc dầu tại Abu Dhabi và giúp ổn định giá dầu trên thị trường thế giới.
Tuyến đường ống dài 370 km, chạy từ Habshan thuộc miền Tây UAE đến Fujairah nằm trên Ấn Độ Dương, có khả năng vận chuyển tới 1,5 triệu thùng dầu/ngày.
Truyền thông UAE cho biết 500.000 thùng dầu đầu tiên đã được vận chuyển qua đường ống này, sau đó được bơm vào xe bồn chở đến khách hàng đầu tiên là Pakistan.
Trong khi đó tại Iran, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Iran, Tướng Hassan Firouzabadi cho biết nước này đã chuẩn bị các kế hoạch đối phó trong mọi tình huống có thể xảy ra, và Lãnh tụ Tối cao của Iran, Giáo chủ Seyyed Ali Khamenei sẽ là người có quyết định cuối cùng về việc có đóng cửa Eo biển Hormuz hay không.
Ngày 14/7, Chỉ huy lực lượng hải quân thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) của Iran, Tướng Ali Fadavi đã một lần nữa khẳng định Eo biển Hormuz hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát của quân đội nước này.
Ông nhấn mạnh nếu xảy ra bất cứ hành động thù địch nào đe dọa tới an ninh và lợi ích của Iran, thì những kẻ liên quan sẽ phải trả giá.
Eo biển Hormuz là tuyến đường trung chuyển tới 17 triệu thùng dầu mỗi ngày. Trong những tháng gần đây, Iran liên tiếp cảnh báo sẽ đóng cửa hoàn toàn eo biển huyết mạch này nếu Mỹ và các nước đồng minh phương Tây siết chặt trừng phạt Iran.
Hồi đầu tháng 7, các nghị sĩ Quốc hội Iran đã thông qua một dự luật cấm các tàu chở dầu của Liên minh châu Âu (EU) đi qua Hormuz, một động thái nhằm trả đũa lệnh cấm vận dầu mỏ của EU đối với quốc gia vùng Vịnh này.
Căng thẳng liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran vẫn chưa có dấu hiệu dịu bớt sau khi 3 vòng đàm phán giữa Tehran và Nhóm P5+1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cùng với Đức) kết thúc mà không đạt bước đột phá nào.
Trong khi đó, Mỹ và Israel liên tục nhắc lại quan điểm cho rằng cần phải có hành động cần thiết, bao gồm cả can thiệp quân sự, để buộc Iran chấm dứt chương trình hạt nhân của mình./.
(TTXVN)