Ukraine ngày 26/11 đã khởi công xây dựng cụm cầu cảng tiếp nhận khí đốt hóa lỏng công suất gần 15 tỷ m3/năm tại Odessa.
Cụm cầu cảng này được xây dựng tại khu cảng Phương Nam thuộc hải cảng Odessa, với kinh phí hơn 845 triệu euro, gồm cầu cảng nổi công suất 5 nghìn m3/năm và cầu cảng cố định công suất 10 tỷ m3/năm.
Dự kiến cầu cảng nổi sẽ được đưa vào hoạt động thời kỳ 2015-2016 và cầu cảng cố định sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2018 tới.
Với việc xây dựng cụm cầu cảng này, Ukraine chủ trương đa dạng hóa các nguồn cung cấp nhiên liệu thông qua việc nhập khẩu khí đốt hóa lỏng từ Azerbaijan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Algeria, Nigeria và Qatar trong bối cảnh giá mua khí đốt tự nhiên của Nga duy trì ở mức cao 420-430 USD/1.000 m3 và giá mua lại "nhiên liệu xanh" của Đức (trên biên giới giáp Ba Lan) tuy có thấp hơn 100 USD/1.000 m3, nhưng nguồn cấp bị hạn chế (khoảng 5 tỷ m3/năm).
Dự kiến từ đầu năm 2013, Ukraine sẽ tái nhập khí đốt của Đức từ biên giới giáp Hungary. Thời gian qua, do giá cao nên Ukraine đã giảm đáng kể lượng khí đốt nhập khẩu của Nga, từ mức 52 tỷ m3 trước đây xuống còn 26 tỷ m3 năm 2012 và dự định giảm tiếp xuống mức 18 tỷ m3 vào năm 2013 tới./.
Cụm cầu cảng này được xây dựng tại khu cảng Phương Nam thuộc hải cảng Odessa, với kinh phí hơn 845 triệu euro, gồm cầu cảng nổi công suất 5 nghìn m3/năm và cầu cảng cố định công suất 10 tỷ m3/năm.
Dự kiến cầu cảng nổi sẽ được đưa vào hoạt động thời kỳ 2015-2016 và cầu cảng cố định sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2018 tới.
Với việc xây dựng cụm cầu cảng này, Ukraine chủ trương đa dạng hóa các nguồn cung cấp nhiên liệu thông qua việc nhập khẩu khí đốt hóa lỏng từ Azerbaijan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Algeria, Nigeria và Qatar trong bối cảnh giá mua khí đốt tự nhiên của Nga duy trì ở mức cao 420-430 USD/1.000 m3 và giá mua lại "nhiên liệu xanh" của Đức (trên biên giới giáp Ba Lan) tuy có thấp hơn 100 USD/1.000 m3, nhưng nguồn cấp bị hạn chế (khoảng 5 tỷ m3/năm).
Dự kiến từ đầu năm 2013, Ukraine sẽ tái nhập khí đốt của Đức từ biên giới giáp Hungary. Thời gian qua, do giá cao nên Ukraine đã giảm đáng kể lượng khí đốt nhập khẩu của Nga, từ mức 52 tỷ m3 trước đây xuống còn 26 tỷ m3 năm 2012 và dự định giảm tiếp xuống mức 18 tỷ m3 vào năm 2013 tới./.
Đình Lanh (TTXVN)