Ngày 19/8, nhận định về tiến trình thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG) trên toàn cầu, Tổng Thư ký Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) Supachai Panitchpakdi nêu rõ triển vọng đạt được các MDG vào năm 2015 đang ảm đạm hơn bao giờ hết do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua.
Hãng tin quốc tế IPS dẫn lời ông Panitchpakdi cho rằng thập kỷ qua là thời kỳ lạc quan của các nước đang phát triển và các đối tác phát triển của họ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao ở nhiều khu vực sau một thập kỷ trước đó trì trệ.
Sáng kiến MDG nhằm giảm đói nghèo và các thách thức phát triển khác đã nhận được sự hỗ trợ lớn của các nước giàu nhưng các cuộc khủng hoảng kinh tế mới đây đã làm suy giảm mạnh tăng trưởng kinh tế thế giới.
Tác động này nghiêm trọng không chỉ đối với các nền kinh tế đang phát triển mà cả các nền kinh tế phát triển cung cấp viện trợ phát triển chính thức (FDI) thực hiện các MDG. Những nước này đang phải chịu sức ép rất lớn giảm thâm hụt ngân sách.
Trong bối cảnh như vậy, Tổng Thư ký UNCTAD lưu ý triển vọng đạt được MDG vào năm 2015 về giảm 50% số người sống dưới mức đói nghèo trên toàn cầu là đặc biệt khó khăn.
Ông cho rằng, tăng trưởng kinh tế cao trong 10 năm trước khủng hoảng đã không ngăn chặn được sự bất bình đẳng gắn liền với đói nghèo tăng lên, thậm chí còn làm tồi tệ hơn hiện trạng của cộng đồng dân cư dễ bị tổn thương do phân phối thu nhập không công bằng.
Tuy nhiên, ông Panitchpakdi cho rằng cho dù khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm chậm lại tiến trình đạt được các MDG nhưng nó cũng đặt tiến trình này trở lại đúng lộ trình phát triển. Nếu các nước có chính sách đúng, tiến trình này có thể tiến nhanh hơn và xa hơn các MDG sau năm 2015.
Các nước cần giữ vững tốc độ tăng trưởng cao sau khủng hoảng thông qua cải tổ cơ cấu chuyến dịch tài sản lành mạnh trong nền kinh tế toàn cầu, định hướng tốt hơn các MDG trong chiến lược phát triển quốc gia, thúc đẩy cải tổ khu vực tài chính quốc gia và quốc tế nhằm mở ra các cơ hội tạo việc làm và tăng thu nhập ở mỗi nước./.
Hãng tin quốc tế IPS dẫn lời ông Panitchpakdi cho rằng thập kỷ qua là thời kỳ lạc quan của các nước đang phát triển và các đối tác phát triển của họ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao ở nhiều khu vực sau một thập kỷ trước đó trì trệ.
Sáng kiến MDG nhằm giảm đói nghèo và các thách thức phát triển khác đã nhận được sự hỗ trợ lớn của các nước giàu nhưng các cuộc khủng hoảng kinh tế mới đây đã làm suy giảm mạnh tăng trưởng kinh tế thế giới.
Tác động này nghiêm trọng không chỉ đối với các nền kinh tế đang phát triển mà cả các nền kinh tế phát triển cung cấp viện trợ phát triển chính thức (FDI) thực hiện các MDG. Những nước này đang phải chịu sức ép rất lớn giảm thâm hụt ngân sách.
Trong bối cảnh như vậy, Tổng Thư ký UNCTAD lưu ý triển vọng đạt được MDG vào năm 2015 về giảm 50% số người sống dưới mức đói nghèo trên toàn cầu là đặc biệt khó khăn.
Ông cho rằng, tăng trưởng kinh tế cao trong 10 năm trước khủng hoảng đã không ngăn chặn được sự bất bình đẳng gắn liền với đói nghèo tăng lên, thậm chí còn làm tồi tệ hơn hiện trạng của cộng đồng dân cư dễ bị tổn thương do phân phối thu nhập không công bằng.
Tuy nhiên, ông Panitchpakdi cho rằng cho dù khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm chậm lại tiến trình đạt được các MDG nhưng nó cũng đặt tiến trình này trở lại đúng lộ trình phát triển. Nếu các nước có chính sách đúng, tiến trình này có thể tiến nhanh hơn và xa hơn các MDG sau năm 2015.
Các nước cần giữ vững tốc độ tăng trưởng cao sau khủng hoảng thông qua cải tổ cơ cấu chuyến dịch tài sản lành mạnh trong nền kinh tế toàn cầu, định hướng tốt hơn các MDG trong chiến lược phát triển quốc gia, thúc đẩy cải tổ khu vực tài chính quốc gia và quốc tế nhằm mở ra các cơ hội tạo việc làm và tăng thu nhập ở mỗi nước./.
(TTXVN/Vietnam+)