Ngày 14/9, trong dự báo mới nhất về hiện trạng nền kinh tế toàn cầu, Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) đã dự báo tổng thu nhập nội địa (GDP) thực của nền kinh tế toàn cầu tăng 3,5% trong năm 2010 sau khi đã giảm 2% trong năm 2009.
Sự gia tăng này đã dẫn đến sự phục hồi mạnh của thương mại toàn cầu, trong đó sự lên giá của hàng hóa đã làm tăng thu nhập quốc gia và nguồn thu tài chính của nhiều nước đang phát triển. Tuy nhiên, UNCTAD vẫn nhắc lại cảnh báo trước đây cho rằng sự phục hồi này vẫn rất mong manh và không đồng đều.
UNCTAD cho biết các nền kinh tế mới nổi, chủ yếu là ở châu Á và Mỹ Latinh, vẫn dẫn đầu thế giới về phục hồi kinh tế nhờ tránh được thâm hụt thương mại quốc tế và tích luỹ được dự trữ ngoại tệ lớn trước khủng hoảng, đồng thời kiềm chế được thất nghiệp trong thời gian khủng hoảng cũng như sự phục hồi nhanh của nhu cầu trong nước. Các nền kinh tế chuyển tiếp ở Trung và Đông Âu phục hồi yếu. Nhiều nước bị thâm hụt tài khoản vãng lai lớn và phụ thuộc nặng nề vào dòng vốn nước ngoài.
Sự phục hồi yếu ớt cũng được ghi nhận ở các nền kinh tế phát triển do tiếp tục mất cân bằng tài khoản vãng lai và thương mại toàn cầu như thời kỳ trước khủng hoảng. Nhu cầu trong nước ở Mỹ phục hồi nhanh hơn ở các nước có thặng dư tài khoản vãng lai hàng đầu như Nhật Bản và Đức.
Vấn đề nợ đang tăng lên trong nước đã đưa châu Âu trở thành trung tâm của khủng hoảng nợ và trì trệ trong phục hồi kinh tế. Các nền kinh tế châu Phi ít bị tác động trực tiếp của khủng hoảng do ít hòa nhập vào thị trường tài chính quốc tế.
UNCTAD nhấn mạnh sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu không mạnh và chưa bền vững vì tiếp tục dựa trên những nhân tố tạm thời như các gói kích thích kinh tế bất thường và những khiếm khuyết hệ thống cơ bản gây ra khủng hoảng.
Bên cạnh đó vẫn tồn tại như sự bất bình đẳng về thu nhập, các hệ thống tài chính chưa được quy chế hóa cùng với sự mất cân bằng toàn cầu. Thất bại trong phối hợp chính sách trong nhóm G-20 gồm các nền kinh tế phát triển và đang phát triển toàn cầu có thể làm tái diễn sự mất cân bằng này.
Sự kết thúc quá sớm của chính sách kinh tế vĩ mô kích cầu có thể đưa nền kinh tế toàn cầu trở lại suy thoái, thậm chí làm tăng tình trạng giảm phát, đẩy thất nghiệp tăng nhanh./.
Sự gia tăng này đã dẫn đến sự phục hồi mạnh của thương mại toàn cầu, trong đó sự lên giá của hàng hóa đã làm tăng thu nhập quốc gia và nguồn thu tài chính của nhiều nước đang phát triển. Tuy nhiên, UNCTAD vẫn nhắc lại cảnh báo trước đây cho rằng sự phục hồi này vẫn rất mong manh và không đồng đều.
UNCTAD cho biết các nền kinh tế mới nổi, chủ yếu là ở châu Á và Mỹ Latinh, vẫn dẫn đầu thế giới về phục hồi kinh tế nhờ tránh được thâm hụt thương mại quốc tế và tích luỹ được dự trữ ngoại tệ lớn trước khủng hoảng, đồng thời kiềm chế được thất nghiệp trong thời gian khủng hoảng cũng như sự phục hồi nhanh của nhu cầu trong nước. Các nền kinh tế chuyển tiếp ở Trung và Đông Âu phục hồi yếu. Nhiều nước bị thâm hụt tài khoản vãng lai lớn và phụ thuộc nặng nề vào dòng vốn nước ngoài.
Sự phục hồi yếu ớt cũng được ghi nhận ở các nền kinh tế phát triển do tiếp tục mất cân bằng tài khoản vãng lai và thương mại toàn cầu như thời kỳ trước khủng hoảng. Nhu cầu trong nước ở Mỹ phục hồi nhanh hơn ở các nước có thặng dư tài khoản vãng lai hàng đầu như Nhật Bản và Đức.
Vấn đề nợ đang tăng lên trong nước đã đưa châu Âu trở thành trung tâm của khủng hoảng nợ và trì trệ trong phục hồi kinh tế. Các nền kinh tế châu Phi ít bị tác động trực tiếp của khủng hoảng do ít hòa nhập vào thị trường tài chính quốc tế.
UNCTAD nhấn mạnh sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu không mạnh và chưa bền vững vì tiếp tục dựa trên những nhân tố tạm thời như các gói kích thích kinh tế bất thường và những khiếm khuyết hệ thống cơ bản gây ra khủng hoảng.
Bên cạnh đó vẫn tồn tại như sự bất bình đẳng về thu nhập, các hệ thống tài chính chưa được quy chế hóa cùng với sự mất cân bằng toàn cầu. Thất bại trong phối hợp chính sách trong nhóm G-20 gồm các nền kinh tế phát triển và đang phát triển toàn cầu có thể làm tái diễn sự mất cân bằng này.
Sự kết thúc quá sớm của chính sách kinh tế vĩ mô kích cầu có thể đưa nền kinh tế toàn cầu trở lại suy thoái, thậm chí làm tăng tình trạng giảm phát, đẩy thất nghiệp tăng nhanh./.
(TTXVN/Vietnam+)