Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ngày 15/3 đã bày tỏ sự lo ngại lớn đối với những di tích khảo cổ học tại Ai Cập, đồng thời cho rằng những di tích đang bị nguy hiểm do tình trạng cướp phá tại nước này từ nhiều ngày qua.
Ngày 1/2 vừa qua. UNESCO cũng đã đưa ra lời kêu gọi bảo vệ di sản của Ai Cập, sau khi có những vụ trộm lớn các cổ vật tại Bảo tàng quốc gia ở thủ đô Cairo. Tổng giám đốc UNESCO Irina Bokova tuyên bố tại cuộc hội thảo kỷ niệm 40 năm Hiệp ước chống buôn bán trái phép tài sản văn hóa: "Chúng tôi đã nhận được những thông tin đáng báo động về nhiều di tích và bảo tàng khác. Chúng tôi rất lo ngại."
Bà Bokova cho biết đã viết thư cho các nhà lãnh đạo Ai Cập vào tuần trước nhằm kêu gọi họ hãy đưa ra những biện pháp cụ thể để bảo vệ các di tích. Bà Bokova nhấn mạnh: "Chúng tôi cũng cần sự hợp sức của cộng đồng quốc tế nhằm siết chặt những đồ vật một khi chúng được tìm thấy trên thị trường."
Tiến sỹ Zahi Hawass, Chủ tịch Hội đồng cổ vật tối cao Ai Cập, người cũng đã nắm giữ trong thời gian ngắn chức vụ Quốc vụ khanh cổ vật Ai Cập trước khi từ chức vào đầu tháng 3, đã gửi một bức điện tới cuộc hội thảo này, trong đó ông đã kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy giúp Ai Cập tìm lại những cổ vật đã bị đánh cắp.
Nhà khảo cổ học Gihane Zaki, một quan chức của Bộ văn hóa Ai Cập, nói: "Chúng tôi cần sự can thiệp khẩn cấp để bảo vệ di sản, giống như đã từng làm trong những năm 1960, thời điểm xây đập nước Assouan. Hành động của UNESCO và sự giúp sức của cộng đồng quốc tế vào lúc đó đã giúp cứu được những tài sản quý báu."
Theo bà Gihane Zaki, ngoài ra cũng cần phải tuyên truyền cho mọi người, nhất là những người bảo vệ các di tích có ý thức bảo vệ các cổ vật, tránh tiếp tay cho các vụ trộm cổ vật.
Bà Gihane Zaki cũng bày tỏ sự lo ngại vì tại rất nhiều vùng, người dân sống trên cổ vật. Hàng ngày họ đào bới tìm kiếm cổ vật. Một số người đã lợi dụng thời điểm diễn ra các cuộc biểu tình và mất an ninh để buôn bán bất hợp pháp các cổ vật.
Rất nhiều di tích đã bị cướp phá. Ngày 5/3, một nhóm 40 người có vũ trang đã tấn công vào một di tích nằm ở miền Bắc, làm thương nhiều nhân viên tại đây để cướp các cổ vật.
Ông Francesco Bandarin, Phó Tổng giám đốc UNESCO phụ trách văn hóa, cho biết UNESCO sẽ gửi một phái đoàn đặc biệt tới Ai Cập vào cuối tuần này nhằm thu thập thông tin và đánh giá tình hình.
Bên lề cuộc hội thảo này, UNESCO đã kêu gọi các đối tác trong cuộc chiến chống buôn lậu các tài sản văn hóa tổ chức một cuộc họp đặc biệt về Ai Cập./.
Ngày 1/2 vừa qua. UNESCO cũng đã đưa ra lời kêu gọi bảo vệ di sản của Ai Cập, sau khi có những vụ trộm lớn các cổ vật tại Bảo tàng quốc gia ở thủ đô Cairo. Tổng giám đốc UNESCO Irina Bokova tuyên bố tại cuộc hội thảo kỷ niệm 40 năm Hiệp ước chống buôn bán trái phép tài sản văn hóa: "Chúng tôi đã nhận được những thông tin đáng báo động về nhiều di tích và bảo tàng khác. Chúng tôi rất lo ngại."
Bà Bokova cho biết đã viết thư cho các nhà lãnh đạo Ai Cập vào tuần trước nhằm kêu gọi họ hãy đưa ra những biện pháp cụ thể để bảo vệ các di tích. Bà Bokova nhấn mạnh: "Chúng tôi cũng cần sự hợp sức của cộng đồng quốc tế nhằm siết chặt những đồ vật một khi chúng được tìm thấy trên thị trường."
Tiến sỹ Zahi Hawass, Chủ tịch Hội đồng cổ vật tối cao Ai Cập, người cũng đã nắm giữ trong thời gian ngắn chức vụ Quốc vụ khanh cổ vật Ai Cập trước khi từ chức vào đầu tháng 3, đã gửi một bức điện tới cuộc hội thảo này, trong đó ông đã kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy giúp Ai Cập tìm lại những cổ vật đã bị đánh cắp.
Nhà khảo cổ học Gihane Zaki, một quan chức của Bộ văn hóa Ai Cập, nói: "Chúng tôi cần sự can thiệp khẩn cấp để bảo vệ di sản, giống như đã từng làm trong những năm 1960, thời điểm xây đập nước Assouan. Hành động của UNESCO và sự giúp sức của cộng đồng quốc tế vào lúc đó đã giúp cứu được những tài sản quý báu."
Theo bà Gihane Zaki, ngoài ra cũng cần phải tuyên truyền cho mọi người, nhất là những người bảo vệ các di tích có ý thức bảo vệ các cổ vật, tránh tiếp tay cho các vụ trộm cổ vật.
Bà Gihane Zaki cũng bày tỏ sự lo ngại vì tại rất nhiều vùng, người dân sống trên cổ vật. Hàng ngày họ đào bới tìm kiếm cổ vật. Một số người đã lợi dụng thời điểm diễn ra các cuộc biểu tình và mất an ninh để buôn bán bất hợp pháp các cổ vật.
Rất nhiều di tích đã bị cướp phá. Ngày 5/3, một nhóm 40 người có vũ trang đã tấn công vào một di tích nằm ở miền Bắc, làm thương nhiều nhân viên tại đây để cướp các cổ vật.
Ông Francesco Bandarin, Phó Tổng giám đốc UNESCO phụ trách văn hóa, cho biết UNESCO sẽ gửi một phái đoàn đặc biệt tới Ai Cập vào cuối tuần này nhằm thu thập thông tin và đánh giá tình hình.
Bên lề cuộc hội thảo này, UNESCO đã kêu gọi các đối tác trong cuộc chiến chống buôn lậu các tài sản văn hóa tổ chức một cuộc họp đặc biệt về Ai Cập./.
Thanh Bình/Cairo (Vietnam+)