Sáng 13/12 tại Hà Nội, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Nhóm công tác năng lượng và Nhóm chuyên gia năng lượng sạch của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức hội thảo “Thu hồi và lưu giữ các-bon tại Việt Nam.”
Đây là sự kiện quan trọng trong xây dựng năng lực thu hồi và lưu giữ các-bon (CCS) tại Việt Nam và khuyến khích trao đổi giữa các chuyên gia quốc tế cùng các bên có liên quan trong việc thực hiện thu hồi và lưu giữ loại khí này.
Theo ông Render Had, Giám đốc dự án tại ADB, hiện Việt Nam có nhiều công trình nhiệt điện và thủy điện. Trong khi đó, việc biến đổi khí hậu lại liên quan mật thiết đến sử dụng công nghệ sạch và CCS chính là công nghệ mới để phía Việt Nam xem xét sử dụng hiệu quả các nguồn khí thải từ các nhà máy như xi măng, nhiệt điện và sắt thép…
Phát biểu tại Hội thảo, ông Lê Tuấn Phong, Phó Vụ trưởng, Tổng cục năng lượng Bộ Công Thương cũng nhấn mạnh, biến đổi khí hậu đang là thách thức không chỉ ở Việt Nam mà đối với toàn thế giới, trong đó công nghệ thu giữ khí CCS hiện là ưu tiên của nhiều quốc gia trong việc sử dụng công nghệ sạch.
Ông Phong cũng cho biết, thời gian qua, khi Việt Nam xây dựng tổng sơ đồ điện VII, Tổng cục năng lượng Bộ Công Thương Việt Nam đã trao đổi với phía ADB xem xét phối hợp để đưa các công nghệ mới như CCS vào thu hồi lượng các-bon tại các nhà máy nhiệt điện than.
Theo ước tính, với tổng công suất nguồn điện là 24.000 MW thì điện than đã chiếm 20% và có thể nâng dần lên trên 50% vào năm 2030.
Trong khi đó, mỗi kwh điện chạy than sẽ xả ra 0,52 gam khí CCS và dự kiến tới năm 2020, lượng rác thải từ khí này có thể lên tới 6,6 triệu tấn/năm và Việt Nam là nước có tiềm năng sử dụng công nghệ CCS để phát triển bền vững.
Theo báo cáo của ADB, trong năm 2010, ngân hàng này đã cung cấp một khoản hỗ trợ kỹ thuật khu vực trị giá 1.250 triệu USD cho bốn quốc gia Đông Nam Á bao gồm Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam nhằm đánh giá tiềm năng thu hồi và lưu giữ CCS trong ngành năng lượng tập trung vào các nhà máy phát điện chạy bằng dầu và khí ga và các thiết bị công nghiệp khác.
APEC cũng đã và đang tiến hành các đợt tập huấn cho các nền kinh tế thành viên những vấn đề và thông tin cơ bản cũng như chi tiết hơn về công nghệ, tính kinh tế, chính sách, qui định và chấp thuận của công chúng đối với thu hồi và lưu giữ CCS.
Tại hội thảo kéo dài hết ngày 14/12 này, các diễn giả sẽ trình bày kết quả nghiên cứu về CCS của ADB và thảo luận các tiềm năng ứng dụng CCS tại Việt Nam, qua đó, đánh giá các sự chọn lựa để thử nghiệm và thực hiện các công nghệ này trong tương lai./.
Đây là sự kiện quan trọng trong xây dựng năng lực thu hồi và lưu giữ các-bon (CCS) tại Việt Nam và khuyến khích trao đổi giữa các chuyên gia quốc tế cùng các bên có liên quan trong việc thực hiện thu hồi và lưu giữ loại khí này.
Theo ông Render Had, Giám đốc dự án tại ADB, hiện Việt Nam có nhiều công trình nhiệt điện và thủy điện. Trong khi đó, việc biến đổi khí hậu lại liên quan mật thiết đến sử dụng công nghệ sạch và CCS chính là công nghệ mới để phía Việt Nam xem xét sử dụng hiệu quả các nguồn khí thải từ các nhà máy như xi măng, nhiệt điện và sắt thép…
Phát biểu tại Hội thảo, ông Lê Tuấn Phong, Phó Vụ trưởng, Tổng cục năng lượng Bộ Công Thương cũng nhấn mạnh, biến đổi khí hậu đang là thách thức không chỉ ở Việt Nam mà đối với toàn thế giới, trong đó công nghệ thu giữ khí CCS hiện là ưu tiên của nhiều quốc gia trong việc sử dụng công nghệ sạch.
Ông Phong cũng cho biết, thời gian qua, khi Việt Nam xây dựng tổng sơ đồ điện VII, Tổng cục năng lượng Bộ Công Thương Việt Nam đã trao đổi với phía ADB xem xét phối hợp để đưa các công nghệ mới như CCS vào thu hồi lượng các-bon tại các nhà máy nhiệt điện than.
Theo ước tính, với tổng công suất nguồn điện là 24.000 MW thì điện than đã chiếm 20% và có thể nâng dần lên trên 50% vào năm 2030.
Trong khi đó, mỗi kwh điện chạy than sẽ xả ra 0,52 gam khí CCS và dự kiến tới năm 2020, lượng rác thải từ khí này có thể lên tới 6,6 triệu tấn/năm và Việt Nam là nước có tiềm năng sử dụng công nghệ CCS để phát triển bền vững.
Theo báo cáo của ADB, trong năm 2010, ngân hàng này đã cung cấp một khoản hỗ trợ kỹ thuật khu vực trị giá 1.250 triệu USD cho bốn quốc gia Đông Nam Á bao gồm Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam nhằm đánh giá tiềm năng thu hồi và lưu giữ CCS trong ngành năng lượng tập trung vào các nhà máy phát điện chạy bằng dầu và khí ga và các thiết bị công nghiệp khác.
APEC cũng đã và đang tiến hành các đợt tập huấn cho các nền kinh tế thành viên những vấn đề và thông tin cơ bản cũng như chi tiết hơn về công nghệ, tính kinh tế, chính sách, qui định và chấp thuận của công chúng đối với thu hồi và lưu giữ CCS.
Tại hội thảo kéo dài hết ngày 14/12 này, các diễn giả sẽ trình bày kết quả nghiên cứu về CCS của ADB và thảo luận các tiềm năng ứng dụng CCS tại Việt Nam, qua đó, đánh giá các sự chọn lựa để thử nghiệm và thực hiện các công nghệ này trong tương lai./.
Đức Duy (Vietnam+)