Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý để tránh sao chép

Đẩy mạnh ứng dụng hệ thống thông tin địa lý sẽ góp phần tránh được hiện tượng sao chép lẫn nhau trong nghiên cứu khoa học xã hội.
Ngày 26/6, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Viện hàn lâm Khoa học xã hộiViệt Nam phối hợp với Chi đoàn Viện Địa lý nhân văn tổ chức hội thảo “Một số ứngdụng hệ thống thông tin địa lý trong nghiên cứu khoa học xã hội,” với sự thamgia của nhiều đoàn viên thanh niên.

Đây là các nhà nghiên cứu trẻ quan tâm đến vấn đề ứng dụng và thực hànhứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong từng loại nghiên cứu cụ thể như lậppháp, đánh giá chính sách, quy hoạch, dân số, thất nghiệp...

Phó giáo sư-tiến sỹ Phạm Văn Cự, Giám đốc Trung tâm quốc tế nghiên cứubiến đổi toàn cầu (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng ứng dụng hệ thống thông tinđịa lý tránh được hiện tượng sao chép lẫn nhau trong nghiên cứu khoa học xã hội.Sử dụng tư duy không gian như một hướng mới trong nghiên cứu khoa học, sẽ giúpcác nhà nghiên cứu công bố được nhiều hơn kết quả của mình.

Phương tiện hỗ trợ tư duy không gian hóa gồm năm yếu tố, gồm dữ liệu khônggian, thống kê không gian, các lý thuyết khung, phần mềm và phần cứng.

Các nhà nghiên cứu trẻ hay bị ngộ nhận, quá coi trọng sức mạnh của côngnghệ thông tin nhưng thực chất cơ sở tri thức mới là quan trọng. Bởi cơ sở trithức là sự tổng hợp tri thức của các nhà quản lý, chuyên gia chuyên ngành, côngnghệ thông tin và cộng đồng. Trong đó, các nhà quản lý và cộng đồng đưa ra chủtrương, đặt các bài toán để giải quyết vấn đề, tham gia xây dựng mô hình xử lýdữ liệu; tổ chức thực hiện, quản lý, đánh giá dự án.

Chuyên gia chuyên ngành đánh giá quan hệ giữa các đối tượng, quá trình,hiện tượng cũng như thiết lập mô hình xử lý. Chuyên gia công nghệ thông tin đưagiải pháp về công nghệ, trợ giúp xử lý dữ liệu, phân phát thông tin.

Hiện nay, nghiên cứu khoa học của Việt Nam đang gặp phải nhiều khó khănvới tư duy không gian nghiên cứu. Khoa học xã hội và địa lý nhân văn thì coi nhẹphương pháp định lượng, trong khi đó khoa học tự nhiên lại đề cao quá mức vaitrò của công nghệ trong phương pháp định lượng.

Nghiên cứu khoa học nói chung đều thiếu yếu tố không gian nên thiếu quátrình không gian hóa các quan sát với nhau trong nghiên cứu. Do vậy, các công bốnghiên cứu khoa học của Việt Nam ra bên ngoài rất ít./.

Minh Nguyệt (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Black Panther - Robot 4 chân nhanh nhất thế giới

Black Panther - Robot 4 chân nhanh nhất thế giới

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc trình làng robot 4 chân nhanh nhất thế giới, với tốc độ di chuyển lên tới 10 m/s, tương đương vận tốc của các vận động viên điền kinh chuyên nghiệp trong đua cự ly ngắn.