Tại Hội thảo thúc đẩy phát triển và ứng dụng phần mềm nguồn mở ngày 14/12, các chuyên gia cho rằng, mặc dù có nhiều lợi ích như giảm chi phí, giúp người sử dụng làm chủ công nghệ... song việc ứng dụng phần mềm nguồn mở vào thực tế còn hạn chế.
Nói về nguyên nhân, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, người dùng hiện nay đã quá quen thuộc với phần mềm nguồn đóng.
Ngoài ra, chúng ta chưa có áp lực thực sự cũng như chính sách bắt buộc sử dụng phần mềm nguồn mở nên cán bộ công chức chưa chủ động sử dụng. Tại một số cơ quan, lãnh đạo đơn vị cũng không ủng hộ phần mềm nguồn mở, còn thiếu tài liệu sử dụng phần mềm nguồn mở bằng tiếng Việt…
Tiến sĩ Hoàng Lê Minh, Viện trưởng Viện Công nghiệp phần mềm và Nội dung số Việt Nam thì cho rằng Việt Nam còn thiếu chuyên gia hỗ trợ, sửa lỗi, vá bảo mật phần mềm nguồn mở. Việc cài đặt, cấu hình máy tính cho phần mềm nguồn mở còn phức tạp và tốn kém. Sản phẩm phần mềm nguồn mở ở Việt Nam hiện khó cài đặt, khó tích hợp với các ứng dụng khác (như Windows…)
Tuy vậy, bên cạnh những hạn chế thì các giải pháp phần mềm nguồn mở Việt Nam ngày càng đa dạng. Có nhiều bộ phần mềm nguồn mở có tính năng tin cậy và dễ sử dụng để thay thế phần mềm nguồn đóng. Ví dụ phần mềm nguồn đóng Windows, MS Office có thể thay thế bằng phần mềm nguồn mở Ubuntu LTS10.04, Open Office…
Để phần mềm nguồn mở ứng dụng rộng rãi hơn nữa, ông Tuyên cho rằng, cần nghiên cứu, ban hành các chính sách như xây dựng quy chế bắt buộc tất cả máy tính trạm, máy tính chủ mua mới trong cơ quan nhà nước phải cài đặt sẵn phần mềm nguồn mở. Đẩy nhanh tiến độ các văn bản định mức, bắt buộc cán bộ sử dụng một số phần mềm nguồn mở…/.
Nói về nguyên nhân, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, người dùng hiện nay đã quá quen thuộc với phần mềm nguồn đóng.
Ngoài ra, chúng ta chưa có áp lực thực sự cũng như chính sách bắt buộc sử dụng phần mềm nguồn mở nên cán bộ công chức chưa chủ động sử dụng. Tại một số cơ quan, lãnh đạo đơn vị cũng không ủng hộ phần mềm nguồn mở, còn thiếu tài liệu sử dụng phần mềm nguồn mở bằng tiếng Việt…
Tiến sĩ Hoàng Lê Minh, Viện trưởng Viện Công nghiệp phần mềm và Nội dung số Việt Nam thì cho rằng Việt Nam còn thiếu chuyên gia hỗ trợ, sửa lỗi, vá bảo mật phần mềm nguồn mở. Việc cài đặt, cấu hình máy tính cho phần mềm nguồn mở còn phức tạp và tốn kém. Sản phẩm phần mềm nguồn mở ở Việt Nam hiện khó cài đặt, khó tích hợp với các ứng dụng khác (như Windows…)
Tuy vậy, bên cạnh những hạn chế thì các giải pháp phần mềm nguồn mở Việt Nam ngày càng đa dạng. Có nhiều bộ phần mềm nguồn mở có tính năng tin cậy và dễ sử dụng để thay thế phần mềm nguồn đóng. Ví dụ phần mềm nguồn đóng Windows, MS Office có thể thay thế bằng phần mềm nguồn mở Ubuntu LTS10.04, Open Office…
Để phần mềm nguồn mở ứng dụng rộng rãi hơn nữa, ông Tuyên cho rằng, cần nghiên cứu, ban hành các chính sách như xây dựng quy chế bắt buộc tất cả máy tính trạm, máy tính chủ mua mới trong cơ quan nhà nước phải cài đặt sẵn phần mềm nguồn mở. Đẩy nhanh tiến độ các văn bản định mức, bắt buộc cán bộ sử dụng một số phần mềm nguồn mở…/.
Trung Hiền (Vietnam+)