Ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa Mitt Romney ngày 7/10 tuyên bố nếu trúng cử trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2012, ông sẽ duy trì ưu thế vượt trội về quân sự của Mỹ trên thế giới, làm đối trọng với một Trung Quốc đang lên và các đối thủ tiềm tàng khác.
Chỉ một ngày sau khi công bố thành lập nhóm cố vấn về chính sách đối ngoại, gồm các chuyên gia từ các viện nghiên cứu của Mỹ, ông Romney đã có bài phát biểu quan trọng về chính sách đối ngoại tại Đại học Quân sự Citadel, trong đó đề ra những ưu tiên chính về đối ngoại của mình nếu trở thành tổng thống.
Trong bài diễn văn, ông Romney đã chỉ trích các chính sách của đương kim Tổng thống Barack Obama, ám chỉ vị Tổng thống của đảng Dân chủ không giúp Mỹ duy trì vị thế quốc gia hùng mạnh nhất thế giới.
Ông cho rằng Mỹ nên luôn duy trì ưu thế tuyệt đối về quân sự để ngăn chặn những hành động hiếu chiến có thể có.
Ông Romney tuyên bố sẽ duy trì sự hiện diện quân sự mạnh mẽ ở Thái Bình Dương để đảm bảo thông suốt các tuyến đường thương mại và tăng cường hợp tác với các quốc gia trong khu vực.
Cựu Thống đốc bang Massachusetts cũng tuyên bố sẽ củng cố sức mạnh hải quân của Mỹ, và trong 100 ngày đầu tiên làm tổng thống nếu trúng cử, ông sẽ tăng số tàu chiến đóng mỗi năm lên 15 chiếc, thay vì 9 chiếc như hiện nay.
Ông cũng sẽ theo đuổi hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia và có chiến lược đảm bảo an ninh mạng.
Về chiến lược đối với Afghanistan, ông Romney dự kiến sẽ xem xét lại kế hoạch rút quân của Tổng thống Obama để đảm bảo Mỹ có đủ lực lượng cần thiết tại đây nhằm duy trì các kết quả đạt được.
Cũng trong khu vực, ông cho biết sẽ tăng sức ép với Iran về chương trình hạt nhân bằng việc điều một tổ hợp tàu sân bay thường xuyên có mặt ở phía Đông Địa Trung Hải và khu vực vùng Vịnh và bắt đầu các cuộc thảo luận với Israel về tăng cường hợp tác quân sự và tình báo.
Về ngân sách quốc phòng, ứng cử viên Romney tuyên bố sẽ chống lại bất cứ việc cắt giảm lớn nào.
Ông phản đối thỏa thuận hồi tháng Tám vừa qua giữa Tổng thống Obama và Quốc hội cho phép cắt giảm sâu ngân sách quốc phòng.
Ứng cử viên Romney được coi là người rất ít kinh nghiệm về đối ngoại. Sau bài phát biểu này, giới phân tích nhận định ông Romney có chính sách đối ngoại giống cựu Tổng thống George W. Bush, thậm chí được coi là một "phiên bản mới" của cựu Tổng thống Ronald Regan./.
Chỉ một ngày sau khi công bố thành lập nhóm cố vấn về chính sách đối ngoại, gồm các chuyên gia từ các viện nghiên cứu của Mỹ, ông Romney đã có bài phát biểu quan trọng về chính sách đối ngoại tại Đại học Quân sự Citadel, trong đó đề ra những ưu tiên chính về đối ngoại của mình nếu trở thành tổng thống.
Trong bài diễn văn, ông Romney đã chỉ trích các chính sách của đương kim Tổng thống Barack Obama, ám chỉ vị Tổng thống của đảng Dân chủ không giúp Mỹ duy trì vị thế quốc gia hùng mạnh nhất thế giới.
Ông cho rằng Mỹ nên luôn duy trì ưu thế tuyệt đối về quân sự để ngăn chặn những hành động hiếu chiến có thể có.
Ông Romney tuyên bố sẽ duy trì sự hiện diện quân sự mạnh mẽ ở Thái Bình Dương để đảm bảo thông suốt các tuyến đường thương mại và tăng cường hợp tác với các quốc gia trong khu vực.
Cựu Thống đốc bang Massachusetts cũng tuyên bố sẽ củng cố sức mạnh hải quân của Mỹ, và trong 100 ngày đầu tiên làm tổng thống nếu trúng cử, ông sẽ tăng số tàu chiến đóng mỗi năm lên 15 chiếc, thay vì 9 chiếc như hiện nay.
Ông cũng sẽ theo đuổi hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia và có chiến lược đảm bảo an ninh mạng.
Về chiến lược đối với Afghanistan, ông Romney dự kiến sẽ xem xét lại kế hoạch rút quân của Tổng thống Obama để đảm bảo Mỹ có đủ lực lượng cần thiết tại đây nhằm duy trì các kết quả đạt được.
Cũng trong khu vực, ông cho biết sẽ tăng sức ép với Iran về chương trình hạt nhân bằng việc điều một tổ hợp tàu sân bay thường xuyên có mặt ở phía Đông Địa Trung Hải và khu vực vùng Vịnh và bắt đầu các cuộc thảo luận với Israel về tăng cường hợp tác quân sự và tình báo.
Về ngân sách quốc phòng, ứng cử viên Romney tuyên bố sẽ chống lại bất cứ việc cắt giảm lớn nào.
Ông phản đối thỏa thuận hồi tháng Tám vừa qua giữa Tổng thống Obama và Quốc hội cho phép cắt giảm sâu ngân sách quốc phòng.
Ứng cử viên Romney được coi là người rất ít kinh nghiệm về đối ngoại. Sau bài phát biểu này, giới phân tích nhận định ông Romney có chính sách đối ngoại giống cựu Tổng thống George W. Bush, thậm chí được coi là một "phiên bản mới" của cựu Tổng thống Ronald Regan./.
(TTXVN/Vietnam+)