Thực tế ở Việt Nam có rất nhiều người nữ yêu nữ. Dù khoa học hiện đại đã khẳng định đồng tính luyến ái không phải là bệnh (mà nay đã được coi là một phần của đa dạng tính dục con người), nhưng nhiều người trong xã hội vẫn còn cho đó là bệnh. Vì thế, những người đồng tính nữ có thể gặp khó khăn, kỳ thị ngoài xã hội và thậm chí ở trong chính gia đình mình.
Cuộc sống của họ thế nào, liệu những nỗ lực để sống như một người bình thường có thành công, phản ứng của cha mẹ khi biết sự thật con gái mình yêu nữ ra sao và các chuyên gia nói gì...? Câu trả lời sẽ dần hé mở trong ba kỳ về những người nữ yêu ngữ trên địa bàn Hà Nội của phóng viên Vietnam+.
Những đứa con lạc... giới
Từng tham gia đội tuyển cầu mây quốc gia nhiều năm trước, Phương có vẻ ngoài mạnh mẽ của một chàng trai hơn là một cô gái. Giải nghệ, với bằng cấp văn hóa dở dang, Phương chẳng thể làm công việc văn phòng nhàn nhã nên mở hàng ăn.
Sẽ chẳng có gì đáng bàn nếu Phương không phải là một "B" (từ dùng trong cộng đồng nữ yêu nữ để chỉ độ rất cứng về ngoại hình và tính cách, ngoài ra còn có "fem" là mềm, "SB" ở giữa "B" và "fem").
Bố mẹ bỏ nhau, Phương không sống với ai trong số họ. Cô bước ra đời với sự thiếu thốn tình cảm và chênh vênh về giới tính. Phương là số ít người đồng tính nữ mà tôi gặp đã sớm chọn cho mình lối sống "come out" (bộc lộ cho người khác biết về xu hướng tính dục nam của mình, về tình cảm với người cùng giới).
Mặc dù can đảm như vậy nhưng với Phương mọi thứ cũng không dễ dàng. Hơn ba năm biết Phương cũng là quãng thời gian tôi chứng kiến những ngày tháng cô sống ngập tràn trong rượu, thuốc lá, sàn nhảy... Và, câu nói mang thương hiệu của Phương trong các cuộc chơi là "Chơi hết mình để lên thiên đình."
Tôi biết, những thứ đó giúp cô khuây khỏa bao ẩn ức trong lòng, kéo cô khỏi cảm giác lạc lõng, bơ vơ trên cuộc đời này. Bố mẹ từ khi biết Phương yêu con gái đã coi như không có đứa con ấy. Họ mải lo cho hạnh phúc riêng của mình hơn là bận tâm đến đứa con lạc... giới "chẳng được tích sự gì."
Phương từng có tình yêu đẹp với Dung, cô gái miền núi cao ráo, trắng trẻo và cái miệng tươi. Chỉ có điều Dung là một "bisex" (lưỡng tính luyến ái, người có thể yêu cả nam và nữ) nên đã không ít lần khiến Phương phải nổi "máu Hoạn Thư" và chửi bới điên loạn vì những tin nhắn mùi mẫn của một cậu chàng nào đó cho bạn gái.
Cũng ghen tuông, cũng dằn mặt, cũng lực lưỡng như một người đàn ông... nhưng sau tất cả, Phương lại trở về đúng với bản chất giới, yếu mềm, mong manh và dịu dàng. Được yêu mà nào có sung sướng gì, nhiều năm cùng nhau trải qua bao sóng gió nhưng rốt cuộc hai người vẫn đường ai nấy đi.
Mấy hôm trước gọi điện đã thấy Phương lang bạt vào tận Thành phố Hồ Chí Minh mở quán cơm văn phòng nhưng Phương bảo "vắng như chùa Bà Đanh" nên lại đang thu xếp để ra Hà Nội. Long đong mãi, đã ngoài 30 rồi và Phương bảo giờ cô "tu" thôi.
Phương bằng sự mạnh mẽ đã vượt lên định kiến xã hội để sống đúng với bản giới nhưng tôi vẫn thấy một sự bất ổn đâu đó trong những lần cô chuyển nhà trọ, chuyển quán ăn, những cuộc điện thoại “ngoài vùng phủ sóng"...
Không chọn cho mình cuộc sống độc lập như Phương, vì Ly (21 tuổi) vẫn chưa thể tự chủ về kinh tế. Nhìn bề ngoài có thể biết Ly là “fem” nhờ sự dịu dàng, xinh xắn và dáng vẻ nền nã. May mắn khi sở hữu một nhan sắc đẹp, may mắn được sinh trong một gia đình gia giáo và trí thức Hà Nội (bố Ly từng đi tu nghiệp ở Ba Lan), thế nhưng chưa khi nào cô bình yên trong tổ ấm của mình.
Tuy biết bố mẹ là những người có tư tưởng tiến bộ nhưng đến giờ Ly vẫn chưa thể nói ra sự thật. Bởi, bố vẫn thường “vẽ” ra tương lai con gái cưng của ông rồi sẽ lấy một anh chàng cao to, đẹp trai, học thức… Vì thế, Ly càng dằn vặt. Cô không muốn làm bố mẹ đau lòng nên mãi quanh quẩn chưa biết bắt đầu câu chuyện về mình như nào với những người đã sinh ra mình.
Quay đầu có là bờ?
Nhiều người đồng tính nữ, trong quá trình xác định tính dục của bản thân đã thử cảm xúc với nam giới, thậm chí cố lấy chồng. Nhiều lý do để họ làm việc đó, có thể đơn giản là muốn biết mình có thể có tình cảm với nam giới hay không, có thể vì muốn giống những người dị tính khác, có thể từ nhỏ đã ước ao một gia đình có những đứa con, có thể vì đau đớn, thất vọng khi tình yêu với nữ tan vỡ… và, đặc biệt đó là lý do vì gia đình.
Như trường hợp của Liên, 31 tuổi, một nhân viên ngân hàng nhận thấy mình là đồng tính nữ từ thời đi học chia sẻ về chặng đường quyết tâm đi lấy chồng đầy gian nan của mình.
Không vạm vỡ như đàn ông, không tóc tém nhưng dáng người Liên khô khốc và gương mặt góc cạnh với đôi mắt trũng sâu sau những đổ vỡ hôn nhân. Mới 31 tuổi nhưng nếu ai không biết dễ tưởng cô đã ngoài 40.
Là con thứ trong gia đình có bốn người con nhưng Liên lại là trụ cột kinh tế. Liên thương bố mẹ già hay đau yếu, lại buồn vì em út đi làm ăn xa mấy năm biệt tăm, đến khi về không mang theo cô dâu nào mà lại dắt theo một đứa con. Trong khi đó, hai chị gái Liên trên, dưới 40 tuổi cũng đều ở vậy.
Người yêu đồng giới của Liên chia tay cô sau nhiều năm gắn bó để đi lấy chồng. Thời điểm đó Liên suy sụp và phải đấu tranh rất nhiều.
“Tôi nghĩ, lối duy nhất nên đi và phải đi là quay lại giới tính sinh học của mình. Có thể bấy lâu nay vì tôi chưa tập trung tìm kiếm một anh chàng nào đấy nên chưa thể đi đến một kết thúc tốt đẹp mà thôi. Vả lại, nhà có ba chị em mà chẳng có nổi một đám cưới cho các cụ mát mặt với xóm giềng, phận làm con thế sao được…,” Liên bùi ngùi chia sẻ.
Tôi biết, trong sâu thẳm tất cả sự nhiệt tình, đam mê Liên đều dành cho phái nữ nhưng cô đã quyết đến với đàn ông và lấy chồng. Vừa mừng vừa lo cho con đường mà Liên chọn nhưng rốt cuộc đến phút cuối, tôi vẫn phải chứng kiến ánh mắt thất thần đầy sợ hãi và những cuộc “đào tẩu” khỏi hôn nhân với đàn ông của cô.
Qua giới thiệu của gia đình, bạn bè, người thứ nhất, rồi thứ hai dù đã dạm ngõ, thậm chí dẫn nhau đi thuê đồ cưới cả đấy nhưng phút cuối Liên đã không thể chiến thắng nổi chính mình.
Rồi lần thứ ba, Liên phải gồng mình hết sức, cố tỏ ra có tình cảm để mong duy trì được tới hôn nhân. Hai tuần trước khi cưới, cô tránh gặp mặt người đàn ông ấy, vì chỉ sợ nếu gặp sẽ lại bỏ như hai lần trước. Cuối cùng, đám cưới cũng diễn ra. Điều duy nhất khiến Liên mãn nguyện là bố mẹ hãnh diện với bạn bè, bà con lối xóm, mặc trong lòng rối như tơ vò.
Để ép mình tiến tới cuộc hôn nhân không tình yêu, Liên đã phải vượt lên chính mình với những giằng co dữ dội. Thế nhưng trong cùng một con người thật khó để sống trái với cảm xúc giới tính, để có thể duy trì một gia đình không được vun đắp từ tình yêu thương và đồng điệu mãi. Và rốt cuộc họ đã chia tay.
Những trường hợp như Liên, dù đã gắng hòa nhập với cuộc sống bằng cách cố làm người dị tính nhưng phàm những gì trái với mong muốn, với bản chất... thì cũng khó bền!./.
Cuộc sống của họ thế nào, liệu những nỗ lực để sống như một người bình thường có thành công, phản ứng của cha mẹ khi biết sự thật con gái mình yêu nữ ra sao và các chuyên gia nói gì...? Câu trả lời sẽ dần hé mở trong ba kỳ về những người nữ yêu ngữ trên địa bàn Hà Nội của phóng viên Vietnam+.
Những đứa con lạc... giới
Từng tham gia đội tuyển cầu mây quốc gia nhiều năm trước, Phương có vẻ ngoài mạnh mẽ của một chàng trai hơn là một cô gái. Giải nghệ, với bằng cấp văn hóa dở dang, Phương chẳng thể làm công việc văn phòng nhàn nhã nên mở hàng ăn.
Sẽ chẳng có gì đáng bàn nếu Phương không phải là một "B" (từ dùng trong cộng đồng nữ yêu nữ để chỉ độ rất cứng về ngoại hình và tính cách, ngoài ra còn có "fem" là mềm, "SB" ở giữa "B" và "fem").
Bố mẹ bỏ nhau, Phương không sống với ai trong số họ. Cô bước ra đời với sự thiếu thốn tình cảm và chênh vênh về giới tính. Phương là số ít người đồng tính nữ mà tôi gặp đã sớm chọn cho mình lối sống "come out" (bộc lộ cho người khác biết về xu hướng tính dục nam của mình, về tình cảm với người cùng giới).
Mặc dù can đảm như vậy nhưng với Phương mọi thứ cũng không dễ dàng. Hơn ba năm biết Phương cũng là quãng thời gian tôi chứng kiến những ngày tháng cô sống ngập tràn trong rượu, thuốc lá, sàn nhảy... Và, câu nói mang thương hiệu của Phương trong các cuộc chơi là "Chơi hết mình để lên thiên đình."
Tôi biết, những thứ đó giúp cô khuây khỏa bao ẩn ức trong lòng, kéo cô khỏi cảm giác lạc lõng, bơ vơ trên cuộc đời này. Bố mẹ từ khi biết Phương yêu con gái đã coi như không có đứa con ấy. Họ mải lo cho hạnh phúc riêng của mình hơn là bận tâm đến đứa con lạc... giới "chẳng được tích sự gì."
Phương từng có tình yêu đẹp với Dung, cô gái miền núi cao ráo, trắng trẻo và cái miệng tươi. Chỉ có điều Dung là một "bisex" (lưỡng tính luyến ái, người có thể yêu cả nam và nữ) nên đã không ít lần khiến Phương phải nổi "máu Hoạn Thư" và chửi bới điên loạn vì những tin nhắn mùi mẫn của một cậu chàng nào đó cho bạn gái.
Cũng ghen tuông, cũng dằn mặt, cũng lực lưỡng như một người đàn ông... nhưng sau tất cả, Phương lại trở về đúng với bản chất giới, yếu mềm, mong manh và dịu dàng. Được yêu mà nào có sung sướng gì, nhiều năm cùng nhau trải qua bao sóng gió nhưng rốt cuộc hai người vẫn đường ai nấy đi.
Mấy hôm trước gọi điện đã thấy Phương lang bạt vào tận Thành phố Hồ Chí Minh mở quán cơm văn phòng nhưng Phương bảo "vắng như chùa Bà Đanh" nên lại đang thu xếp để ra Hà Nội. Long đong mãi, đã ngoài 30 rồi và Phương bảo giờ cô "tu" thôi.
Phương bằng sự mạnh mẽ đã vượt lên định kiến xã hội để sống đúng với bản giới nhưng tôi vẫn thấy một sự bất ổn đâu đó trong những lần cô chuyển nhà trọ, chuyển quán ăn, những cuộc điện thoại “ngoài vùng phủ sóng"...
Không chọn cho mình cuộc sống độc lập như Phương, vì Ly (21 tuổi) vẫn chưa thể tự chủ về kinh tế. Nhìn bề ngoài có thể biết Ly là “fem” nhờ sự dịu dàng, xinh xắn và dáng vẻ nền nã. May mắn khi sở hữu một nhan sắc đẹp, may mắn được sinh trong một gia đình gia giáo và trí thức Hà Nội (bố Ly từng đi tu nghiệp ở Ba Lan), thế nhưng chưa khi nào cô bình yên trong tổ ấm của mình.
Tuy biết bố mẹ là những người có tư tưởng tiến bộ nhưng đến giờ Ly vẫn chưa thể nói ra sự thật. Bởi, bố vẫn thường “vẽ” ra tương lai con gái cưng của ông rồi sẽ lấy một anh chàng cao to, đẹp trai, học thức… Vì thế, Ly càng dằn vặt. Cô không muốn làm bố mẹ đau lòng nên mãi quanh quẩn chưa biết bắt đầu câu chuyện về mình như nào với những người đã sinh ra mình.
Quay đầu có là bờ?
Nhiều người đồng tính nữ, trong quá trình xác định tính dục của bản thân đã thử cảm xúc với nam giới, thậm chí cố lấy chồng. Nhiều lý do để họ làm việc đó, có thể đơn giản là muốn biết mình có thể có tình cảm với nam giới hay không, có thể vì muốn giống những người dị tính khác, có thể từ nhỏ đã ước ao một gia đình có những đứa con, có thể vì đau đớn, thất vọng khi tình yêu với nữ tan vỡ… và, đặc biệt đó là lý do vì gia đình.
Như trường hợp của Liên, 31 tuổi, một nhân viên ngân hàng nhận thấy mình là đồng tính nữ từ thời đi học chia sẻ về chặng đường quyết tâm đi lấy chồng đầy gian nan của mình.
Không vạm vỡ như đàn ông, không tóc tém nhưng dáng người Liên khô khốc và gương mặt góc cạnh với đôi mắt trũng sâu sau những đổ vỡ hôn nhân. Mới 31 tuổi nhưng nếu ai không biết dễ tưởng cô đã ngoài 40.
Là con thứ trong gia đình có bốn người con nhưng Liên lại là trụ cột kinh tế. Liên thương bố mẹ già hay đau yếu, lại buồn vì em út đi làm ăn xa mấy năm biệt tăm, đến khi về không mang theo cô dâu nào mà lại dắt theo một đứa con. Trong khi đó, hai chị gái Liên trên, dưới 40 tuổi cũng đều ở vậy.
Người yêu đồng giới của Liên chia tay cô sau nhiều năm gắn bó để đi lấy chồng. Thời điểm đó Liên suy sụp và phải đấu tranh rất nhiều.
“Tôi nghĩ, lối duy nhất nên đi và phải đi là quay lại giới tính sinh học của mình. Có thể bấy lâu nay vì tôi chưa tập trung tìm kiếm một anh chàng nào đấy nên chưa thể đi đến một kết thúc tốt đẹp mà thôi. Vả lại, nhà có ba chị em mà chẳng có nổi một đám cưới cho các cụ mát mặt với xóm giềng, phận làm con thế sao được…,” Liên bùi ngùi chia sẻ.
Tôi biết, trong sâu thẳm tất cả sự nhiệt tình, đam mê Liên đều dành cho phái nữ nhưng cô đã quyết đến với đàn ông và lấy chồng. Vừa mừng vừa lo cho con đường mà Liên chọn nhưng rốt cuộc đến phút cuối, tôi vẫn phải chứng kiến ánh mắt thất thần đầy sợ hãi và những cuộc “đào tẩu” khỏi hôn nhân với đàn ông của cô.
Qua giới thiệu của gia đình, bạn bè, người thứ nhất, rồi thứ hai dù đã dạm ngõ, thậm chí dẫn nhau đi thuê đồ cưới cả đấy nhưng phút cuối Liên đã không thể chiến thắng nổi chính mình.
Rồi lần thứ ba, Liên phải gồng mình hết sức, cố tỏ ra có tình cảm để mong duy trì được tới hôn nhân. Hai tuần trước khi cưới, cô tránh gặp mặt người đàn ông ấy, vì chỉ sợ nếu gặp sẽ lại bỏ như hai lần trước. Cuối cùng, đám cưới cũng diễn ra. Điều duy nhất khiến Liên mãn nguyện là bố mẹ hãnh diện với bạn bè, bà con lối xóm, mặc trong lòng rối như tơ vò.
Để ép mình tiến tới cuộc hôn nhân không tình yêu, Liên đã phải vượt lên chính mình với những giằng co dữ dội. Thế nhưng trong cùng một con người thật khó để sống trái với cảm xúc giới tính, để có thể duy trì một gia đình không được vun đắp từ tình yêu thương và đồng điệu mãi. Và rốt cuộc họ đã chia tay.
Những trường hợp như Liên, dù đã gắng hòa nhập với cuộc sống bằng cách cố làm người dị tính nhưng phàm những gì trái với mong muốn, với bản chất... thì cũng khó bền!./.
ChiLê (Vietnam+)