Trong phiên giao dịch ngày 16/7 tại thị trường châu Á, đồng USD gần như đứng giá so với đồng yen của Nhật Bản, song lại lùi bước trước đồng euro, do giới đầu tư đang chờ đợi diễn biến phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ của Chủ tịch Fed Ben Bernanke, dự kiến sẽ diễn ra trong hai ngày 17-18/7.
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại thị trường Tokyo, đồng USD giao dịch ở mức 99,84 yen đổi 1 USD, "nhích" không đáng kể so với mức tương ứng 99,82 yen đổi 1 USD của phiên giao dịch đêm trước (15/7) tại thị trường New York.
Trong khi đó, đồng bạc xanh lại hạ giá so với đồng euro, khi giảm từ mức 1,3064 USD/euro xuống còn 1,2084 USD/euro. Đồng tiền chung châu Âu cũng lên giá so với đồng nội tệ Nhật Bản, tăng từ mức 130,41 yen/euro lên mức 130,59 yen/euro.
Ngày 15/7, Bộ Thương mại Mỹ công bố báo cáo cho hay doanh số bán lẻ của nước này trong tháng 6 chỉ tăng 0,4% so với tháng trước đó, thấp hơn mức dự báo của giới phân tích là tăng 0,7%.
Thông tin đáng thất vọng này khiến nhiều nhà đầu tư tỏ ra "thờ ơ" với đồng USD, nhất là trước khi Chủ tịch Fed Ben Bernanke thực hiện phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ nhằm vạch ra hướng đi tiếp theo đối với chương trình kích thích kinh tế hiện hành.
Cũng trong phiên này, đồng rupiah của Indonesia đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần bốn năm qua so với đồng USD do hoạt động đầu tư nước ngoài và nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của nước này đang có xu hướng suy giảm.
Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế hàng đầu của ngân hàng Bank Internasional Indonesia đã trấn an thị trường rằng đà giảm của đồng nội tệ Indonesia không nằm ngoài xu hướng chung của các đồng tiền châu Á khác.
Người phát ngôn của Ngân hàng trung ương Indonesia cho rằng sự biến động của đồng rupiah phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của Indonesia, phản ánh cán cân thương mại và áp lực lạm phát hiện vẫn còn ở mức cao của nước này.
Khép lại phiên giao dịch 16/7 này, đồng USD mất giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt của khu vực châu Á- Thái Bình Dương như đồng SGD của Singapore, Đài tệ của Đài Loan, won của Hàn Quốc, peso của Phlippines và baht của Thái Lan. Nhưng đồng bạc xanh lại tăng lên 10.038 rupiah/USD./.
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại thị trường Tokyo, đồng USD giao dịch ở mức 99,84 yen đổi 1 USD, "nhích" không đáng kể so với mức tương ứng 99,82 yen đổi 1 USD của phiên giao dịch đêm trước (15/7) tại thị trường New York.
Trong khi đó, đồng bạc xanh lại hạ giá so với đồng euro, khi giảm từ mức 1,3064 USD/euro xuống còn 1,2084 USD/euro. Đồng tiền chung châu Âu cũng lên giá so với đồng nội tệ Nhật Bản, tăng từ mức 130,41 yen/euro lên mức 130,59 yen/euro.
Ngày 15/7, Bộ Thương mại Mỹ công bố báo cáo cho hay doanh số bán lẻ của nước này trong tháng 6 chỉ tăng 0,4% so với tháng trước đó, thấp hơn mức dự báo của giới phân tích là tăng 0,7%.
Thông tin đáng thất vọng này khiến nhiều nhà đầu tư tỏ ra "thờ ơ" với đồng USD, nhất là trước khi Chủ tịch Fed Ben Bernanke thực hiện phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ nhằm vạch ra hướng đi tiếp theo đối với chương trình kích thích kinh tế hiện hành.
Cũng trong phiên này, đồng rupiah của Indonesia đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần bốn năm qua so với đồng USD do hoạt động đầu tư nước ngoài và nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của nước này đang có xu hướng suy giảm.
Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế hàng đầu của ngân hàng Bank Internasional Indonesia đã trấn an thị trường rằng đà giảm của đồng nội tệ Indonesia không nằm ngoài xu hướng chung của các đồng tiền châu Á khác.
Người phát ngôn của Ngân hàng trung ương Indonesia cho rằng sự biến động của đồng rupiah phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của Indonesia, phản ánh cán cân thương mại và áp lực lạm phát hiện vẫn còn ở mức cao của nước này.
Khép lại phiên giao dịch 16/7 này, đồng USD mất giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt của khu vực châu Á- Thái Bình Dương như đồng SGD của Singapore, Đài tệ của Đài Loan, won của Hàn Quốc, peso của Phlippines và baht của Thái Lan. Nhưng đồng bạc xanh lại tăng lên 10.038 rupiah/USD./.
Minh Trang (TTXVN)