Theo bà Bùi Thị Thanh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, khâu tổ chức vận động bầu cử là một trong những trọng tâm giám sát mà 10 đoàn công tác do Ủy ban thành lập đợt 2 đang tiến hành tại các địa phương.
Vận động bầu cử để thu hút lá phiếu cử tri
Thời gian này, 827 người ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XIII đang tiến hànhnhững đợt vận động bầu cử tại 183 đơn vị bầu cử trong cả nước từ ngày 3-18/5.Sau đó, người ứng cử có thể tiếp tục thực hiện các hình thức vận động bầu cửkhác theo quy định của pháp luật đến hết ngày 20/5/2011.
Về việc tổ chức cho người ứng cử tiếp xúc cử tri vận động bầu cử, thành phốHà Nội là một trong số những địa phương triển khai sớm và có hiệu quả thiết thực.
Tại hội nghị tiếp xúc cử tri vận động bầu cử tại đơn vị bầu cử số 2 (quậnHai Bà Trưng và quận Đống Đa) diễn ra vào ngày 5/5, tất cả 5 người ứng cử đềukhẳng định nếu được các cử tri tín nhiệm, bầu chọn làm đại biểu Quốc hội khóaXIII sẽ là cầu nối giữa Đảng, nhà nước với nhân dân; thực hiện nghiêm túc vaitrò, trách nhiệm và quyền hạn của người đại biểu Quốc hội; làm tốt chức nănggiám sát; tích cực tham gia vào những công việc trọng đại của nhân dân và đấtnước.
Những người ứng cử cũng khẳng định sẽ thường xuyên giữ mối hiện hệ sâusát và lắng nghe cử tri, nắm bắt tình hìnhthực tế cơ sở để có những hành động cụ thể góp phần giảiquyết những vấn đề của đất nước và nhân dân trong quyền hạn của mình như.
Song song với những đợt tiếp xúc cử tri đối với người ứng cử đại biểu Quốchội khóa XIII, ứng cử viên đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội cũng đãcó những cuộc vận động bầu cử đầu tiên.
Tại đơn vị bầu cử số 10 ở quận Hà Đông, 5 người ứng cử đại biểu Hội đồngnhân dân thành phố, nhiệm kỳ 2011-2016 đã trình bày chương trình hành động củamình, tập trung vào một số điểm như củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục, dạynghề và giải quyết việc làm cho người lao động, cải tạo và xây dựng môi trườngsống trong sạch, phát triển đô thị và hạ tầng xã hội, quan tâm đến phụ nữ, thanhniên, trẻ em và các gia đình chính sách, vấn đề quy hoạch hạ tầng đô thị, giải phóngmặt bằng và cải cách hành chính...
Về phía cử tri, hầu hết các ý kiến đều bày tỏ mong muốn người ứng cửphải thống nhất giữa chương trình và hành động thực tế, dù ở cương vị nào cũngphải mạnh dạn đấu tranh cho lợi ích nhân dân, xứng đáng là người đại biểu củanhân dân.
Người dân cũng đặt nhiều kỳ vọng vào các vị đại biểu Quốchội và Hội đồng nhân dân khóa mới sẽ tăng cường công tác giám sát hơn nữa, nâng cao công tác làm luật, để luậtđược ban hành và đi vào đời sống nhanh hơn, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống vàphát triển, mạnh dạn hơn khi phát biểu ý kiến nói lên tiếng nói, nguyện vọng củangười dân lao động.
Cơ hội thể hiện năng lực bản thân
Theo quy định của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc ViệtNam, người ứng cử đại biểu Quốc hội cần tiến hành ít nhất là 10 cuộc vận độngbầu cử. Con số này đối với người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh là 5 cuộc và người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dâncấp huyện, cấp xã là 3 cuộc.
Mục tiêu lớn nhất của người ứng cử khi vận động bầu cử là thuhút sự ủng hộ, tín nhiệm của cử tri, gia tăng cơ hội trúng cử.
Tuy nhiên, đối với những người lần đầu tiên ứng cử đại biểu Quốc hội tạimột địa phương không phải là nơi mình sinh sống sẽ gặp phải một số khó khănnhất định.
Tính từ khi Hội đồng bầu cử Trung ương công bố danh sáchchính thức 827 người ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XIII tại 183 đơn vị bầu cửtrong cả nước để bầu 500 đại biểu Quốc hội khoá XIII, đến ngàybầu cử 22/5, quỹ thời gian chỉ có chưa đầy 1 tháng.
Trong khi đó, người ứng cử đại biểu Quốc hội phải tiến hành tối thiểu 10cuộc tiếp xúc cử tri để vận động bầu cử, vì vậy, thời gian dành cho việc nghiêncứu tình hình thực tế địa phương nơi mình lần đầu tiên ứng cử không có nhiều.
Bên cạnh đó, cử tri lại gồm nhiều thành phần, độ tuổi khác nhau cho nênmối quan tâm của họ đến những lĩnh vực trong cuộc sống hàng ngày là khác nhau.Điều này dẫn tới việc người ứng cử sẽ gặp khó khăn khi phải trình bày đượcchương trình hành động của mình sao cho thuyết phục nhất, ấn tượng nhất trongmột khoảng thời gian nhất định.
Mục đích của việc vận động bầu cử là giống nhau, nhưng từng người ứng cửsẽ có cách thuyết phục người dân khác nhau. Đó là việc khó, nhưng qua đó cũngthể hiện rõ nhất năng lực riêng của từng người ứng cử.
Hiện tại, hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã hoàn thànhviệc tổ chức hội nghị với những người ứng cử đại biểu Quốc hội để đại diện Ủyban nhân dân cùng cấp thông báo những nội dung cơ bản về tình hình kinh tế-xãhội ở địa phương để người ứng cử xây dựng, dự kiến chương trình hành động củamình sao cho sát với tình hình thực tế, có tính khả thi cao khi trình bày tronghội nghị vận động bầu cử. Đây là một trong những hoạt động rất quan trọng đốivới người ứng cử.
Khẳng định đây chính là cơ hội để ứng viên thể hiện được năng lực riêngcủa mình khi vận động bầu cử, bà Bùi Thị Thanh nhận xét: "Ai đưa ra đượcchương trình hành động, đáp ứng mong muốn của cử tri, cókỹ năng diễn đạt tốt, thân thiện, thể hiện sự hiểu biết về nơi mình ứngcử, trảlời lưu loát, thuyết phục những vấn đề mà cử tri đặt ra sẽ tạo được ấntượngtốt."/.