Sau khi thất bại trong nỗ lực vượt ngưỡng 1.600 USD/ounce, giá vàng tạm thời thoái lui trong phiên 22/5 tại châu Á, trong bối cảnh nhà đầu tư đang trông chờ kết quả Hội nghị thượng đỉnh không chính thức Liên minh châu Âu (EU) vào giữa tuần này, với hy vọng các nhà lãnh đạo khu vực sẽ nhất trí hành động nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công.
Hai phiên trước, vàng liên tục cố gắng phá vỡ ngưỡng kháng cự 1.600 USD/ounce nhưng không thành công và sau đó kim loại quý này luôn quanh quẩn mức 1.590 USD/ounce, vì giới đầu tư lo ngại về khả năng Hy Lạp rút khỏi Khu vực đồng euro (Eurozone).
Giới đầu tư và quan sát sẽ dõi theo Hội nghị EU diễn ra vào ngày 23/5 tới. Tại đây, Tân Tổng thống Pháp Francois Hollande dự kiến sẽ kêu gọi sự đồng thuận giữa các nhà lãnh đạo về cách thức giải quyết khủng hoảng nợ công châu Âu đi ngược với ý tưởng của Đức là chính sách "thắt lưng buộc bụng."
Trong phiên này, thị trường chứng khoán bắt được đà đi lên một phần nhờ sự lạc quan của giới đầu tư trước thềm Hội nghị EU. Tuy nhiên, một số nhà phân tích dự đoán sự tin tưởng này ít ảnh hưởng tới giá vàng, ít nhất là trong ngắn hạn.
Theo một chuyên gia thuộc UBS Wealth Management tại Singapore, nếu các nhà lãnh đạo EU không thống nhất với nhau về cách thức giải quyết khủng hoảng nợ công, giới đầu tư sẽ chuyển sang đồng tiền có độ an toàn cao hơn như USD và một khi USD tăng giá, vàng sẽ chịu sức ép đi xuống.
Vào lúc 13 giờ 40 theo giờ Việt Nam tại Singapore, giá vàng giao ngay giảm 0,3% xuống 1.587,86 USD/ounce, trong khi giá vàng Mỹ kỳ hạn giao dịch điện tử tại đây ổn định ở mức 1.588,10 USD/ounce.
Chốt phiên đêm trước tại Sàn giao dịch kim loại New York (COMEX), giá vàng giao tháng Sáu tới, giảm 3,2 USD (0,2%) xuống 1.588,7 USD/ounce, chủ yếu do đồng USD mạnh lên.
Phiên 22/5, giá vàng biến động trong phạm vi hẹp, chỉ tăng và giảm nhẹ trong suốt phiên giao dịch, do chịu sự giằng co của hai xu hướng, giữa một bên là sự hỗ trợ chung của thị trường khi dầu mỏ và chứng khoán đều đi lên; còn bên kia là những lo ngại dai dẳng về tình hình nan giải tại Eurozone.
Tuần trước, Hội đồng Vàng Thế giới cho biết giá vàng trong ngắn hạn sẽ chịu sự chi phối của nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, nhu cầu vàng của Ấn Độ giảm sút có thể còn mạnh hơn mức tăng dự đoán từ Trung Quốc trong thời gian tới, đặc biệt là khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này chưa có dấu hiệu tăng trưởng mạnh trở lại./.
Hai phiên trước, vàng liên tục cố gắng phá vỡ ngưỡng kháng cự 1.600 USD/ounce nhưng không thành công và sau đó kim loại quý này luôn quanh quẩn mức 1.590 USD/ounce, vì giới đầu tư lo ngại về khả năng Hy Lạp rút khỏi Khu vực đồng euro (Eurozone).
Giới đầu tư và quan sát sẽ dõi theo Hội nghị EU diễn ra vào ngày 23/5 tới. Tại đây, Tân Tổng thống Pháp Francois Hollande dự kiến sẽ kêu gọi sự đồng thuận giữa các nhà lãnh đạo về cách thức giải quyết khủng hoảng nợ công châu Âu đi ngược với ý tưởng của Đức là chính sách "thắt lưng buộc bụng."
Trong phiên này, thị trường chứng khoán bắt được đà đi lên một phần nhờ sự lạc quan của giới đầu tư trước thềm Hội nghị EU. Tuy nhiên, một số nhà phân tích dự đoán sự tin tưởng này ít ảnh hưởng tới giá vàng, ít nhất là trong ngắn hạn.
Theo một chuyên gia thuộc UBS Wealth Management tại Singapore, nếu các nhà lãnh đạo EU không thống nhất với nhau về cách thức giải quyết khủng hoảng nợ công, giới đầu tư sẽ chuyển sang đồng tiền có độ an toàn cao hơn như USD và một khi USD tăng giá, vàng sẽ chịu sức ép đi xuống.
Vào lúc 13 giờ 40 theo giờ Việt Nam tại Singapore, giá vàng giao ngay giảm 0,3% xuống 1.587,86 USD/ounce, trong khi giá vàng Mỹ kỳ hạn giao dịch điện tử tại đây ổn định ở mức 1.588,10 USD/ounce.
Chốt phiên đêm trước tại Sàn giao dịch kim loại New York (COMEX), giá vàng giao tháng Sáu tới, giảm 3,2 USD (0,2%) xuống 1.588,7 USD/ounce, chủ yếu do đồng USD mạnh lên.
Phiên 22/5, giá vàng biến động trong phạm vi hẹp, chỉ tăng và giảm nhẹ trong suốt phiên giao dịch, do chịu sự giằng co của hai xu hướng, giữa một bên là sự hỗ trợ chung của thị trường khi dầu mỏ và chứng khoán đều đi lên; còn bên kia là những lo ngại dai dẳng về tình hình nan giải tại Eurozone.
Tuần trước, Hội đồng Vàng Thế giới cho biết giá vàng trong ngắn hạn sẽ chịu sự chi phối của nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, nhu cầu vàng của Ấn Độ giảm sút có thể còn mạnh hơn mức tăng dự đoán từ Trung Quốc trong thời gian tới, đặc biệt là khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này chưa có dấu hiệu tăng trưởng mạnh trở lại./.
Trang Nhung (TTXVN)