Ngược với xu hướng đi xuống lúc đầu phiên, giá dầu thô tại sàn giao dịch điện tử Singapore chiều 4/10 đã quay đầu đi lên, trong bối cảnh nhà đầu tư phấn khởi trước thống kê cho hay hoạt động tuyển dụng tại khu vực tư nhân của Mỹ khả quan hơn tiên lượng và ngành dịch vụ nước này có dấu hiệu khởi sắc.
Cụ thể, giá dầu ngọt nhẹ New york giao tháng 11/2012 tăng 17 xu lên 88,31 USD/thùng. Giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng tăng 37 xu lên 108,54 USD/thùng.
Theo IG Markets, những thống kê phát đi từ Mỹ đã củng cố triển vọng lạc quan của nước tiêu thụ dầu mỏ nhiều nhất thế giới, đồng thời cũng là nền kinh tế lớn nhất hành tinh.
Những thống kê trong tuần này cho thấy Mỹ có thể đã vượt qua giai đoạn khó khăn. Nối tiếp đà tăng của khu vực chế tạo, chỉ số quản lý sức mua tại khu vực dịch vụ của Mỹ trong tháng 9/2012 cũng đi lên. Trong tháng trước, khu vực tư nhân của Mỹ đã kiến tạo được thêm 162.000 việc làm.
Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cho rằng giá dầu sẽ phải chịu sức ép đi xuống do tâm lý lo ngại về "sức khỏe" tài chính của Tây Ban Nha và sự sa sút của "người khổng lồ" Trung Quốc.
Các nhà giao dịch đang theo dõi sát sao những diễn biến tại Tây Ban Nha để tìm kiếm cơ sở dự đoán xem liệu nước này có phải sớm xin cứu trợ từ Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) hay không, sau khi người đứng đầu vùng Catalonia, Artur Mas, cho rằng quyết định này là không thể tránh được và Madrid cần nhanh chóng đề nghị cứu trợ. Trong khi đó, Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy đã từ chối cho biết nền kinh tế lớn thứ tư Eurozone có cần xin cứu viện hay không.
Thị trường năng lượng châu Á cũng lo ngại khi có thống kê cho hay trong tháng 9/2012, các khu vực phi chế tạo của Trung Quốc đã chạm đáy của gần 2 năm. Mới đây, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã điều chỉnh giảm dự báo về tốc độ tăng trưởng tại các nền kinh tế mới nổi châu Á xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009, trong bối cảnh hai "trụ cột" là Trung Quốc và Ấn Độ đang đi xuống.
ADB dự đoán GDP của Trung Quốc năm 2012 chỉ tăng 7,7% và sẽ phục hồi lên 8,1% vào năm 2013, nhưng vẫn giữ khoảng cách khá xa so với mức 9,3% năm 2011. Còn sức tăng của GDP Ấn Độ ước đạt 5,6% năm 2012 và 6,7% năm 2013.
Cụ thể, giá dầu ngọt nhẹ New york giao tháng 11/2012 tăng 17 xu lên 88,31 USD/thùng. Giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng tăng 37 xu lên 108,54 USD/thùng.
Theo IG Markets, những thống kê phát đi từ Mỹ đã củng cố triển vọng lạc quan của nước tiêu thụ dầu mỏ nhiều nhất thế giới, đồng thời cũng là nền kinh tế lớn nhất hành tinh.
Những thống kê trong tuần này cho thấy Mỹ có thể đã vượt qua giai đoạn khó khăn. Nối tiếp đà tăng của khu vực chế tạo, chỉ số quản lý sức mua tại khu vực dịch vụ của Mỹ trong tháng 9/2012 cũng đi lên. Trong tháng trước, khu vực tư nhân của Mỹ đã kiến tạo được thêm 162.000 việc làm.
Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cho rằng giá dầu sẽ phải chịu sức ép đi xuống do tâm lý lo ngại về "sức khỏe" tài chính của Tây Ban Nha và sự sa sút của "người khổng lồ" Trung Quốc.
Các nhà giao dịch đang theo dõi sát sao những diễn biến tại Tây Ban Nha để tìm kiếm cơ sở dự đoán xem liệu nước này có phải sớm xin cứu trợ từ Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) hay không, sau khi người đứng đầu vùng Catalonia, Artur Mas, cho rằng quyết định này là không thể tránh được và Madrid cần nhanh chóng đề nghị cứu trợ. Trong khi đó, Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy đã từ chối cho biết nền kinh tế lớn thứ tư Eurozone có cần xin cứu viện hay không.
Thị trường năng lượng châu Á cũng lo ngại khi có thống kê cho hay trong tháng 9/2012, các khu vực phi chế tạo của Trung Quốc đã chạm đáy của gần 2 năm. Mới đây, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã điều chỉnh giảm dự báo về tốc độ tăng trưởng tại các nền kinh tế mới nổi châu Á xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009, trong bối cảnh hai "trụ cột" là Trung Quốc và Ấn Độ đang đi xuống.
ADB dự đoán GDP của Trung Quốc năm 2012 chỉ tăng 7,7% và sẽ phục hồi lên 8,1% vào năm 2013, nhưng vẫn giữ khoảng cách khá xa so với mức 9,3% năm 2011. Còn sức tăng của GDP Ấn Độ ước đạt 5,6% năm 2012 và 6,7% năm 2013.
Hương Giang (TTXVN)