Trong phiên giao dịch ngày 19/9 tại thị trường châu Á, giá dầu tiếp tục đi lên, tiến gần tới mốc 96 USD/thùng.
Giá dầu tăng do Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã vừa nối gót Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định mở rộng chương trình thu mua nợ và tài sản nhằm vực dậy nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này.
Sau cuộc họp bàn chính sách kéo dài hai ngày vừa qua, BoJ đã làm thỏa mãn sự mong đợi của giới đầu tư khi tuyên bố sẽ tăng cường thêm 10.000 tỷ yen (128 tỷ USD) vào quỹ thu mua nợ và tài sản, nâng tổng giá trị của chương trình này lên 80.000 tỷ yen, đồng thời khẳng định sẽ duy trì mức lãi suất chủ chốt ở mức thấp (0%-0,1%).
Thông tin này đã chi phối các thị trường hàng hóa toàn cầu, giúp “hạ nhiệt” tỷ giá giữa đồng yen và kéo giá dầu tăng lên tại châu Á.
Cuối phiên này, theo bảng giao dịch điện tử New York tại thị trường Bangkok, giá dầu ngọt nhẹ hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 10/2012 tăng 63 xu, lên mức 95,92 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tiến thêm 46 xu, lên 112,49 USD/thùng.
Tuy nhiên, vào đêm hôm trước (18/9), thị trường năng lượng tại Mỹ tiếp tục giao dịch trong không khí ảm đạm, khi giới đầu tư đang tỏ ra lo ngại về tình hình tăng trưởng èo uột của kinh tế Mỹ, cũng như những căng thẳng leo thang giữa Nhật Bản và Trung Quốc xung quanh tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Chốt phiên này, tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 10/2012 giảm 1,33 USD, xuống còn 95,29 USD/thùng, trong khi tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng hạ tới 1,76 USD, đóng cửa ở mức 112,03 USD/thùng.
Sự hưng phấn về quyết định tung ra đợt nới lỏng có định lượng mới (QE3) của FED - nhân tố giúp thị trường hàng hóa toàn cầu khởi sắc trong vài phiên giao dịch gần đây- đã dần dịu xuống, và giới đầu tư hiện chú ý nhiều hơn tới lý do khiến FED phải đưa ra động thái này, đó là sự phục hồi trì trệ của kinh tế Mỹ và tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn cao tại nước này. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn tới sự sụt giảm giá dầu trong hai phiên liên tiếp vừa qua.
Bên cạnh đó, tình trạng căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc - quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới và Nhật Bản - nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, xung quanh vấn đề tranh chấp lãnh thổ, cũng tác động tiêu cực tới giá dầu, bởi nó đe dọa tới nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu.
Ngoài ra, thị trường năng lượng Mỹ ngày 18/9 còn chịu ảnh hưởng bởi các dự báo rằng nguồn cung xăng, dầu thô và các chế phẩm khác từ dầu trong tuần qua có thể tăng mạnh. Đáng chú ý là dự trữ dầu thô trong tuần trước được dự kiến là đã tăng 2,5 triệu thùng./.
Giá dầu tăng do Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã vừa nối gót Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định mở rộng chương trình thu mua nợ và tài sản nhằm vực dậy nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này.
Sau cuộc họp bàn chính sách kéo dài hai ngày vừa qua, BoJ đã làm thỏa mãn sự mong đợi của giới đầu tư khi tuyên bố sẽ tăng cường thêm 10.000 tỷ yen (128 tỷ USD) vào quỹ thu mua nợ và tài sản, nâng tổng giá trị của chương trình này lên 80.000 tỷ yen, đồng thời khẳng định sẽ duy trì mức lãi suất chủ chốt ở mức thấp (0%-0,1%).
Thông tin này đã chi phối các thị trường hàng hóa toàn cầu, giúp “hạ nhiệt” tỷ giá giữa đồng yen và kéo giá dầu tăng lên tại châu Á.
Cuối phiên này, theo bảng giao dịch điện tử New York tại thị trường Bangkok, giá dầu ngọt nhẹ hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 10/2012 tăng 63 xu, lên mức 95,92 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tiến thêm 46 xu, lên 112,49 USD/thùng.
Tuy nhiên, vào đêm hôm trước (18/9), thị trường năng lượng tại Mỹ tiếp tục giao dịch trong không khí ảm đạm, khi giới đầu tư đang tỏ ra lo ngại về tình hình tăng trưởng èo uột của kinh tế Mỹ, cũng như những căng thẳng leo thang giữa Nhật Bản và Trung Quốc xung quanh tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Chốt phiên này, tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 10/2012 giảm 1,33 USD, xuống còn 95,29 USD/thùng, trong khi tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng hạ tới 1,76 USD, đóng cửa ở mức 112,03 USD/thùng.
Sự hưng phấn về quyết định tung ra đợt nới lỏng có định lượng mới (QE3) của FED - nhân tố giúp thị trường hàng hóa toàn cầu khởi sắc trong vài phiên giao dịch gần đây- đã dần dịu xuống, và giới đầu tư hiện chú ý nhiều hơn tới lý do khiến FED phải đưa ra động thái này, đó là sự phục hồi trì trệ của kinh tế Mỹ và tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn cao tại nước này. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn tới sự sụt giảm giá dầu trong hai phiên liên tiếp vừa qua.
Bên cạnh đó, tình trạng căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc - quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới và Nhật Bản - nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, xung quanh vấn đề tranh chấp lãnh thổ, cũng tác động tiêu cực tới giá dầu, bởi nó đe dọa tới nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu.
Ngoài ra, thị trường năng lượng Mỹ ngày 18/9 còn chịu ảnh hưởng bởi các dự báo rằng nguồn cung xăng, dầu thô và các chế phẩm khác từ dầu trong tuần qua có thể tăng mạnh. Đáng chú ý là dự trữ dầu thô trong tuần trước được dự kiến là đã tăng 2,5 triệu thùng./.
Minh Trang (TTXVN)