Chiều nay (31/8) giá vàng trong nước đã quay đầu giảm gần 400.000 đồng/lượng so với mở cửa buổi sáng, trong khi giá vàng thế giới cũng giảm gần 8 USD/ounce.
Tính đến 17 giờ 00 phút, giá vàng trong nước đang dao động trong khoảng từ 46,65-46,95 triệu đồng/lượng.
Trước đó, trong hai phiên giao dịch đầu tuần, giá vàng trong nước đã để mất gần 1,6 triệu đồng/lượng, từ mức 47,80 triệu đồng ngày 29/8 xuống còn 46,22 triệu đồng vào cuối giờ chiều qua.
Từ đầu tháng Tám đến nay, cả thị trường thế giới và trong nước đều chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ của giá vàng, trong đó ngày 23/8 được coi là đỉnh điểm khi vàng trong nước vọt lên 49,12 triệu đồng/lượng.
Mặc dù điều chỉnh giảm trong hai ngày đầy tuần này, nhưng tăng giá vẫn là xu hướng chủ đạo trong tháng Tám và trong vòng 31 ngày kể từ 1/8 thì giá vàng trong nước vẫn tăng gần 7 triệu đồng/lượng, từ mức 39,95 triệu đồng lên 46,97 triệu đồng vào cuối giờ chiều nay.
Sự biến động này cũng khiến giá vàng trong nước từ mức thấp hơn giá thế giới vài trăm nghìn đồng/lượng quay lại đắt hơn giá thế giới, có thời điểm mức chênh lệch lên trên 2,5 triệu đồng/lượng.
Động thái này đã khiến Ngân hàng nhà nước buộc phải cho một số doanh nghiệp được phép nhập khẩu vàng để bình ổn thị trường trong nước.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, giá vàng trong nước vẫn đang đắt hơn giá thế giới qui đổi trên 1 triệu đồng/lượng.
Còn trên thế giới, giá vàng cũng tăng gần 280 USD/ounce kể từ đầu tháng Tám, từ mức 1.610,5 USD/ounce lên 1.828 USD/ounce vào cuối giờ chiều nay và mức cao nhất đạt được là 1.910 USD/ounce vào ngày 23/8.
Trong tháng Tám, thị trường ngoại tệ trong nước cũng có hai lần điều chỉnh, tỷ giá bình quân liên ngân hàng đã được tăng thêm 20 đồng, từ mức 20.608 đồng/USD lên 20.628 đồng.
Tương ứng thì tỷ giá trần áp dụng cho các Ngân hàng thương mại cũng tăng lên mức mới là 20.634 đồng/USD.
Trong ngày hôm nay, giá bán USD tại các ngân hàng thương mại đều ở mức giá trần là 20.834 đồng/USD và mua vào dao động trong khoảng từ 20.800-20.830 đồng/USD./.
Tính đến 17 giờ 00 phút, giá vàng trong nước đang dao động trong khoảng từ 46,65-46,95 triệu đồng/lượng.
Trước đó, trong hai phiên giao dịch đầu tuần, giá vàng trong nước đã để mất gần 1,6 triệu đồng/lượng, từ mức 47,80 triệu đồng ngày 29/8 xuống còn 46,22 triệu đồng vào cuối giờ chiều qua.
Từ đầu tháng Tám đến nay, cả thị trường thế giới và trong nước đều chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ của giá vàng, trong đó ngày 23/8 được coi là đỉnh điểm khi vàng trong nước vọt lên 49,12 triệu đồng/lượng.
Mặc dù điều chỉnh giảm trong hai ngày đầy tuần này, nhưng tăng giá vẫn là xu hướng chủ đạo trong tháng Tám và trong vòng 31 ngày kể từ 1/8 thì giá vàng trong nước vẫn tăng gần 7 triệu đồng/lượng, từ mức 39,95 triệu đồng lên 46,97 triệu đồng vào cuối giờ chiều nay.
Sự biến động này cũng khiến giá vàng trong nước từ mức thấp hơn giá thế giới vài trăm nghìn đồng/lượng quay lại đắt hơn giá thế giới, có thời điểm mức chênh lệch lên trên 2,5 triệu đồng/lượng.
Động thái này đã khiến Ngân hàng nhà nước buộc phải cho một số doanh nghiệp được phép nhập khẩu vàng để bình ổn thị trường trong nước.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, giá vàng trong nước vẫn đang đắt hơn giá thế giới qui đổi trên 1 triệu đồng/lượng.
Còn trên thế giới, giá vàng cũng tăng gần 280 USD/ounce kể từ đầu tháng Tám, từ mức 1.610,5 USD/ounce lên 1.828 USD/ounce vào cuối giờ chiều nay và mức cao nhất đạt được là 1.910 USD/ounce vào ngày 23/8.
Trong tháng Tám, thị trường ngoại tệ trong nước cũng có hai lần điều chỉnh, tỷ giá bình quân liên ngân hàng đã được tăng thêm 20 đồng, từ mức 20.608 đồng/USD lên 20.628 đồng.
Tương ứng thì tỷ giá trần áp dụng cho các Ngân hàng thương mại cũng tăng lên mức mới là 20.634 đồng/USD.
Trong ngày hôm nay, giá bán USD tại các ngân hàng thương mại đều ở mức giá trần là 20.834 đồng/USD và mua vào dao động trong khoảng từ 20.800-20.830 đồng/USD./.
Đức Duy (Vietnam+)