Sau khi thu hoạch vụ lúa mùa ruộng trên, đồng bào Khmer Bảy Núi thuộc huyện Tri Tôn, Tịnh Biên (An Giang) đã chuyển sang khởi động vụ thu hoạch đường thốt nốt từ tháng 11 âm lịch năm 2011 kéo dài đến tháng 5 âm lịch năm 2012, thu nhập bình quân gần 100.000 đồng/người/ngày.
Thốt nốt là loại cây đặc trưng, chỉ có ở vùng Bảy Núi An Giang với gần 60.000 cây, được trồng trên các bờ đê, xen trong đất trồng lúa, quanh nhà do đồng bào Khmer trồng và khai thác.
Sau 40 năm trồng cây mới khai thác lấy nước, cây càng nhiều tuổi cho nước càng nhiều, vị ngọt càng đậm, qua sơ chế ban đầu làm ra đường thô và đường tán; giá bán hiện nay tại điểm nấu đường là 13.000-15.000 đồng/kg.
Cây thốt nốt có nhiều công dụng như thân cây dùng đóng bàn ghế trang trí nội thất, nước nấu lấy đường hay để giải khát, quả dùng chế biến món chè, lá làm quạt. Để làm ra tán đường thốt nốt, khâu vất vả nhất là trèo cây hái quả lấy nước, tận dụng củi đốt tại chỗ, lấy công làm lãi nên tuy là nghề phụ nhưng mang lại thu nhập khá cho nhiều gia đình.
Anh Chau Thi ở xã Châu Lăng (huyện Tri Tôn) đã có 8 năm làm nghề khai thác nấu đường cho biết: hiện gia đình anh có 15 cây thốt nốt, trong đó anh thuê 50% số cây, mỗi ngày thu được 15 kg đường, có thương lái đến tận nơi thu mua với giá 13.000 đồng/kg, thu nhập mỗi ngày 195.000 đồng/2 lao động.
Nhiều doanh nghiệp đã sử dụng đường thô của đồng bào Khmer sản xuất để nâng chất thành đường cao cấp, cải tiến nhiều mẫu mã đường tán gói trong lá thốt nốt, đóng hộp..., kéo dài hạn sử dụng đến 6 tháng, tạo sản phẩm đặc trưng của vùng Bảy Núi, nổi tiếng như nhãn hiệu Minh Hoàng, Lan Nhi, còn có thương hiệu Đường thốt nốt Ngọc Trang..., mở rộng thị trường tiêu thụ không chỉ tại địa phương mà còn đưa sản phẩm đến các khu du lịch, siêu thị của nhiều tỉnh, thành trong cả nước.
Ngoài ra, đường thốt nốt còn được xuất khẩu sang nhiều nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia... bằng đường chính ngạch hay thông qua Việt kiều, khách du lịch để làm quà cho người thân và bạn bè./.
Thốt nốt là loại cây đặc trưng, chỉ có ở vùng Bảy Núi An Giang với gần 60.000 cây, được trồng trên các bờ đê, xen trong đất trồng lúa, quanh nhà do đồng bào Khmer trồng và khai thác.
Sau 40 năm trồng cây mới khai thác lấy nước, cây càng nhiều tuổi cho nước càng nhiều, vị ngọt càng đậm, qua sơ chế ban đầu làm ra đường thô và đường tán; giá bán hiện nay tại điểm nấu đường là 13.000-15.000 đồng/kg.
Cây thốt nốt có nhiều công dụng như thân cây dùng đóng bàn ghế trang trí nội thất, nước nấu lấy đường hay để giải khát, quả dùng chế biến món chè, lá làm quạt. Để làm ra tán đường thốt nốt, khâu vất vả nhất là trèo cây hái quả lấy nước, tận dụng củi đốt tại chỗ, lấy công làm lãi nên tuy là nghề phụ nhưng mang lại thu nhập khá cho nhiều gia đình.
Anh Chau Thi ở xã Châu Lăng (huyện Tri Tôn) đã có 8 năm làm nghề khai thác nấu đường cho biết: hiện gia đình anh có 15 cây thốt nốt, trong đó anh thuê 50% số cây, mỗi ngày thu được 15 kg đường, có thương lái đến tận nơi thu mua với giá 13.000 đồng/kg, thu nhập mỗi ngày 195.000 đồng/2 lao động.
Nhiều doanh nghiệp đã sử dụng đường thô của đồng bào Khmer sản xuất để nâng chất thành đường cao cấp, cải tiến nhiều mẫu mã đường tán gói trong lá thốt nốt, đóng hộp..., kéo dài hạn sử dụng đến 6 tháng, tạo sản phẩm đặc trưng của vùng Bảy Núi, nổi tiếng như nhãn hiệu Minh Hoàng, Lan Nhi, còn có thương hiệu Đường thốt nốt Ngọc Trang..., mở rộng thị trường tiêu thụ không chỉ tại địa phương mà còn đưa sản phẩm đến các khu du lịch, siêu thị của nhiều tỉnh, thành trong cả nước.
Ngoài ra, đường thốt nốt còn được xuất khẩu sang nhiều nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia... bằng đường chính ngạch hay thông qua Việt kiều, khách du lịch để làm quà cho người thân và bạn bè./.
Thu Trang (TTXVN/Vietnam+)