Ông Nguyễn Hoàng Trung, Giám đốc Công ty Quản lý Bến xe Hà Nội cho biết, đến ngày hôm nay (30/1), hàng chục đơn vị đã gửi thông báo tăng giá vé xe khách trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013, với mức tăng thấp nhất 43% và cao nhất lên tới 60% đối với từng tuyến.
Cụ thể, Công ty Trách nhiệm hữu hạn vận tải hành khách Cao Nguyên có tuyến Hà Nội- Buôn Mê Thuật từ 730.000 lên 1.170.000 đồng (tăng 60%); Công ty Cổ phần vận tải ôtô Lâm Đồng chạy tuyến Đà Lạt- Hà Nội từ 650.000 lên 1.040.000 đồng (lên 60%)…
Thậm chí, có một công ty chạy nhiều tuyến trong địa bàn tỉnh đều tăng giá vé như: Công ty cổ phần vận tải ôtô Ninh Bình có xe chạy trên 9 tuyến đường thì đều tăng từ 50 -60%, Hợp tác xã vận tải Tấn Thành cũng có thông báo xin tăng giá vé với 13 tuyến đường, với mức thấp nhất là 43% và cao nhất là 50% giá vé bình thường.
Ngay sau khi tăng giá vé, nhiều hành khách đã có phản ứng với việc điều chỉnh giá cước quá cao của nhà xe.
Anh Trần Văn Hải, quê Kim Sơn (Ninh Bình) cho rằng, đi lại Tết, hành khách hầu như không có sự lựa chọn vì cả năm chỉ có một dịp sum họp gia đình, ai ai cũng phải về quê. Vậy nên, hành khách sẽ phải ngậm ngùi chấp nhận dù đắt hay rẻ, chất lượng không tương xứng với giá vé khi nhà xe còn nhồi nhét dọc đường.
Lý giải việc tăng giá vé xe Tết, một chủ doanh nghiệp vận tải cho rằng, để đáp ứng kịp thời nhu cầu của hành khách trong các đợt cao điểm nhất là dịp Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp vận tải phải tăng quay vòng và bổ sung thêm nhiều xe...
“Do khách thường chỉ tập trung đông ở một chiều, trong khi chiều còn lại đa phần xe phải chạy rỗng. Vì vậy, doanh nghiệp phải tăng giá vé chiều đông khách để bù lỗ cho chiều vắng. Số tiền tăng lên được gọi là phí phụ thu. Phí này chỉ phát sinh trong đợt cao điểm trước và sau Tết,” đại diện đơn vị vận tải này tiết lộ.
Bên cạnh đó, vị đại diện này cũng thừa nhận, thực tế hành khách đi lại dịp Tết cũng không đông hơn ngày thường là mấy. Song, hầu hết các doanh nghiệp đều vịn vào lý do này để kiếm thêm, bù lỗ cho tháng thấp điểm trước đó.
Ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) cho hay, theo quy định chung của Nhà nước, trong dịp Tết, doanh nghiệp vận tải được phép tăng giá cước đã được thực hiện nhiều năm nay để bù đắp cho các đơn vị vận tải khi họ phải chạy rỗng, trong dịp lễ Tết hành khách đi lại lệch chiều rất lớn.
Theo ông Quyền, giá cước được các đơn vị vận tải thực hiện theo rất nhiều mức quy định và được quyền đăng ký giá cước với cơ quan có thẩm quyền. Nhà nước không ấn định giá cước này.
“Qua theo dõi chúng tôi thấy hầu hết các doanh nghiệp tăng không quá 60%, có một vài đơn vị có đăng ký trên 60% thì các bến xe đã có ý kiến điều chỉnh. Sở Giao thông Vận tải phải kiểm soát điều này và nếu phát hiện tăng giá không tương ứng với chất lượng thì không được,” ông Quyền nhấn mạnh.
Đặt câu hỏi tại sao giá cước có sự chênh lệch giữa các đơn vị vận tải trên cùng một tuyến, ông Quyền cho rằng, mỗi một đơn vị có chất lượng phục vụ, uy tín, điều kiện về phương tiện khác nhau nên cũng đưa ra mức cước có sự khác biệt rõ ràng.
Đề cập đến việc các doanh nghiệp xin tăng giá vé, ông Trung khẳng định, doanh nghiệp chỉ xin tăng trong khoảng thời gian 10 ngày trước và sau Tết.
“Để niêm yết tăng giá cước, nhà xe phải làm xong các thủ tục kê khai với sở Tài chính và Sở Giao thông Vận tải. Sau 3 ngày, cơ quan chức năng không có phản hồi, thì doanh nghiệp được quyền áp dụng giá cước mới,” ông Trung khẳng định.
Bên cạnh đó, ông Trung cũng nhận định, giá vé mức tăng từ 43-60% là hơi cao và nâng mức cước ở thời điểm này đối với các doanh nghiệp là không khôn ngoan do dự kiến năm nay, lượng khách không đông như hàng năm, thậm chí, trong dịp Tết Dương lịch vừa qua, số lượng hành khách chỉ bằng 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
“Đơn vị vận tải cần phải thận trọng trong điều chỉnh giá cước bởi nếu tăng cao quá sẽ không có khách. Doanh nghiệp phải có sự chia sẻ, trách nhiệm với xã hội, hành khách,” ông Trung bày tỏ quan điểm.
Ngoài ra, Công ty quản lý Bến xe Hà Nội cũng đã yêu cầu các bến xe sẽ phải bán đủ và đúng giá cho khách đi xe đồng thời yêu cầu các đơn vị vận tải cam kết không bỏ chuyến và đảm bảo đủ số chuyến đã đăng ký tăng cường.
Bàn đến việc hiện nay nhiều nhà xe vẫn chưa niêm yết công khai số điện thoại đường dây nóng để hành khách phản ánh về chất lượng, dịch vụ, ông Trung cho biết, một số doanh nghiệp đã niêm yết số đường dây nóng của doanh nghiệp và các bến xe, nhưng chưa có doanh nghiệp nào dán số đường dây nóng của các lực lượng liên ngành./.
Cụ thể, Công ty Trách nhiệm hữu hạn vận tải hành khách Cao Nguyên có tuyến Hà Nội- Buôn Mê Thuật từ 730.000 lên 1.170.000 đồng (tăng 60%); Công ty Cổ phần vận tải ôtô Lâm Đồng chạy tuyến Đà Lạt- Hà Nội từ 650.000 lên 1.040.000 đồng (lên 60%)…
Thậm chí, có một công ty chạy nhiều tuyến trong địa bàn tỉnh đều tăng giá vé như: Công ty cổ phần vận tải ôtô Ninh Bình có xe chạy trên 9 tuyến đường thì đều tăng từ 50 -60%, Hợp tác xã vận tải Tấn Thành cũng có thông báo xin tăng giá vé với 13 tuyến đường, với mức thấp nhất là 43% và cao nhất là 50% giá vé bình thường.
Ngay sau khi tăng giá vé, nhiều hành khách đã có phản ứng với việc điều chỉnh giá cước quá cao của nhà xe.
Anh Trần Văn Hải, quê Kim Sơn (Ninh Bình) cho rằng, đi lại Tết, hành khách hầu như không có sự lựa chọn vì cả năm chỉ có một dịp sum họp gia đình, ai ai cũng phải về quê. Vậy nên, hành khách sẽ phải ngậm ngùi chấp nhận dù đắt hay rẻ, chất lượng không tương xứng với giá vé khi nhà xe còn nhồi nhét dọc đường.
Lý giải việc tăng giá vé xe Tết, một chủ doanh nghiệp vận tải cho rằng, để đáp ứng kịp thời nhu cầu của hành khách trong các đợt cao điểm nhất là dịp Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp vận tải phải tăng quay vòng và bổ sung thêm nhiều xe...
“Do khách thường chỉ tập trung đông ở một chiều, trong khi chiều còn lại đa phần xe phải chạy rỗng. Vì vậy, doanh nghiệp phải tăng giá vé chiều đông khách để bù lỗ cho chiều vắng. Số tiền tăng lên được gọi là phí phụ thu. Phí này chỉ phát sinh trong đợt cao điểm trước và sau Tết,” đại diện đơn vị vận tải này tiết lộ.
Bên cạnh đó, vị đại diện này cũng thừa nhận, thực tế hành khách đi lại dịp Tết cũng không đông hơn ngày thường là mấy. Song, hầu hết các doanh nghiệp đều vịn vào lý do này để kiếm thêm, bù lỗ cho tháng thấp điểm trước đó.
Ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) cho hay, theo quy định chung của Nhà nước, trong dịp Tết, doanh nghiệp vận tải được phép tăng giá cước đã được thực hiện nhiều năm nay để bù đắp cho các đơn vị vận tải khi họ phải chạy rỗng, trong dịp lễ Tết hành khách đi lại lệch chiều rất lớn.
Theo ông Quyền, giá cước được các đơn vị vận tải thực hiện theo rất nhiều mức quy định và được quyền đăng ký giá cước với cơ quan có thẩm quyền. Nhà nước không ấn định giá cước này.
“Qua theo dõi chúng tôi thấy hầu hết các doanh nghiệp tăng không quá 60%, có một vài đơn vị có đăng ký trên 60% thì các bến xe đã có ý kiến điều chỉnh. Sở Giao thông Vận tải phải kiểm soát điều này và nếu phát hiện tăng giá không tương ứng với chất lượng thì không được,” ông Quyền nhấn mạnh.
Đặt câu hỏi tại sao giá cước có sự chênh lệch giữa các đơn vị vận tải trên cùng một tuyến, ông Quyền cho rằng, mỗi một đơn vị có chất lượng phục vụ, uy tín, điều kiện về phương tiện khác nhau nên cũng đưa ra mức cước có sự khác biệt rõ ràng.
Đề cập đến việc các doanh nghiệp xin tăng giá vé, ông Trung khẳng định, doanh nghiệp chỉ xin tăng trong khoảng thời gian 10 ngày trước và sau Tết.
“Để niêm yết tăng giá cước, nhà xe phải làm xong các thủ tục kê khai với sở Tài chính và Sở Giao thông Vận tải. Sau 3 ngày, cơ quan chức năng không có phản hồi, thì doanh nghiệp được quyền áp dụng giá cước mới,” ông Trung khẳng định.
Bên cạnh đó, ông Trung cũng nhận định, giá vé mức tăng từ 43-60% là hơi cao và nâng mức cước ở thời điểm này đối với các doanh nghiệp là không khôn ngoan do dự kiến năm nay, lượng khách không đông như hàng năm, thậm chí, trong dịp Tết Dương lịch vừa qua, số lượng hành khách chỉ bằng 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
“Đơn vị vận tải cần phải thận trọng trong điều chỉnh giá cước bởi nếu tăng cao quá sẽ không có khách. Doanh nghiệp phải có sự chia sẻ, trách nhiệm với xã hội, hành khách,” ông Trung bày tỏ quan điểm.
Ngoài ra, Công ty quản lý Bến xe Hà Nội cũng đã yêu cầu các bến xe sẽ phải bán đủ và đúng giá cho khách đi xe đồng thời yêu cầu các đơn vị vận tải cam kết không bỏ chuyến và đảm bảo đủ số chuyến đã đăng ký tăng cường.
Bàn đến việc hiện nay nhiều nhà xe vẫn chưa niêm yết công khai số điện thoại đường dây nóng để hành khách phản ánh về chất lượng, dịch vụ, ông Trung cho biết, một số doanh nghiệp đã niêm yết số đường dây nóng của doanh nghiệp và các bến xe, nhưng chưa có doanh nghiệp nào dán số đường dây nóng của các lực lượng liên ngành./.
Theo Thông tư liên tịch số 129 ban hành năm 2010 giữa Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Tài chính có nêu rõ, doanh nghiệp vận tải được tăng giá cước sau khi đã kê khai với Sở Tài chính và Sở Giao thông Vận tải. Sau 3 ngày, cơ quan chức năng không có phản hồi thì doanh nghiệp được quyền áp dụng giá cước mới. Tuy nhiên, Thông tư cũng không nêu rõ rằng, đơn vị vận tải được tăng đối đa bao nhiêu % so với giá vé hiện tại. |
Việt Hùng (Vietnam+)