Theo báo cáo của Liên minh phần mềm doanh nghiệp (BSA), tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam đang có xu hướng giảm.
Tại buổi họp báo công bố (17/5), ông Tarun Sawney (Giám đốc cao cấp phụ trách phòng chống vi phạm bản quyền khu vực châu Á-Thái Bình Dương của BSA) cho hay, con số vi phạm là 81%, giảm 2% trong 2 năm liên tiếp (năm 2010 là 83% và 2009 là 85%).
Tuy nhiên, ông cũng cho rằng Việt Nam còn nhiều việc cần phải làm để nhằm giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền xuống ngang bằng với tỷ lệ của khu vực (60%) và thế giới (42%).
Ông Tarun Sawney cũng nói, có được kết quả này là do nỗ lực to lớn của Chính phủ Việt Nam. Các tổ chức pháp luật có ảnh hưởng tốt hơn và “Việt Nam đang đi đúng hướng.”
Chia sẻ về phương pháp nghiên cứu, ông Tarun Sawney cho hay nghiên cứu này do IDC-một hãng nghiên cứu thị trường thực hiện nghiên cứu tại hơn 100 quốc gia trên thế giới.
Để có con số tính toán, đơn vị nghiên cứu đã phải tìm ra có bao nhiêu máy tính mới được sử dụng trong một năm (thống kê qua các công ty sản xuất máy tính). Sau đó, đặt ra bản điều tra xem người sử dụng máy tính đang sử dụng những phần mềm nào, chi bao nhiêu tiền cho bản quyền máy tính... Cuối cùng, đơn vị nghiên cứu sẽ liên lạc với các công ty phần mềm, xem họ bán ra thị trường được bao nhiêu và tính ra tỷ lệ vi phạm.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến tại buổi họp báo cũng cho rằng, con số 81% phần mềm máy tính ở Việt Nam vi phạm bản quyền chưa thực sự chính xác và thuyết phục.
Thực tế cho thấy, tại thị trường Việt Nam có nhiều doanh nghiệp bán máy tính theo dạng “lắp ráp” hoặc xách tay và người tiêu dùng khá hào hứng với sản phẩm này. Thêm vào đó, không ai bảo đảm rằng doanh số phần mềm mà doanh nghiệp bán ra được cung cấp cho hãng nghiên cứu là chính xác khi mà các đơn vị phần mềm liên tiếp nhận mình là “đơn vị số một.”
Lại nữa, rất nhiều người Việt Nam dùng phần mềm miễn phí (một số chương trình diệt virus, bộ gõ...) và phần mềm mã nguồn mở trong khi họ không để ý đó có phải là mã nguồn mở hay không sẽ khiến những con số điều tra có thể sai lệch...
Trước những câu hỏi này, phía BSA cũng cho rằng mọi điều tra đều có sai số và “đây là vấn đề tương đối." Con số BSA đưa ra có thể không chính xác 100%, song xu hướng thì chắc chắn là chính xác.
Trước đó, năm 2009, BSA đã bị dư luận Việt Nam lên tiếng phản đối mạnh mẽ khi công bố 85% phần mềm máy tính ở Việt Nam vi phạm bản quyển. Các chuyên gia cho rằng, đó là một công bố mang tính áp đặt và thiếu chính xác, chủ yếu gây sức ép thương mại.
Thành viên của BSA là những doanh nghiệp phần mềm có tiếng như Microsoft, Adobe, AVG, Corel, Kaspersky, Bkis, Lacviet... BSA hoạt động với hình thức câu lạc bộ và hội viên phải đóng phí để duy trì./.
Tại buổi họp báo công bố (17/5), ông Tarun Sawney (Giám đốc cao cấp phụ trách phòng chống vi phạm bản quyền khu vực châu Á-Thái Bình Dương của BSA) cho hay, con số vi phạm là 81%, giảm 2% trong 2 năm liên tiếp (năm 2010 là 83% và 2009 là 85%).
Tuy nhiên, ông cũng cho rằng Việt Nam còn nhiều việc cần phải làm để nhằm giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền xuống ngang bằng với tỷ lệ của khu vực (60%) và thế giới (42%).
Ông Tarun Sawney cũng nói, có được kết quả này là do nỗ lực to lớn của Chính phủ Việt Nam. Các tổ chức pháp luật có ảnh hưởng tốt hơn và “Việt Nam đang đi đúng hướng.”
Chia sẻ về phương pháp nghiên cứu, ông Tarun Sawney cho hay nghiên cứu này do IDC-một hãng nghiên cứu thị trường thực hiện nghiên cứu tại hơn 100 quốc gia trên thế giới.
Để có con số tính toán, đơn vị nghiên cứu đã phải tìm ra có bao nhiêu máy tính mới được sử dụng trong một năm (thống kê qua các công ty sản xuất máy tính). Sau đó, đặt ra bản điều tra xem người sử dụng máy tính đang sử dụng những phần mềm nào, chi bao nhiêu tiền cho bản quyền máy tính... Cuối cùng, đơn vị nghiên cứu sẽ liên lạc với các công ty phần mềm, xem họ bán ra thị trường được bao nhiêu và tính ra tỷ lệ vi phạm.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến tại buổi họp báo cũng cho rằng, con số 81% phần mềm máy tính ở Việt Nam vi phạm bản quyền chưa thực sự chính xác và thuyết phục.
Thực tế cho thấy, tại thị trường Việt Nam có nhiều doanh nghiệp bán máy tính theo dạng “lắp ráp” hoặc xách tay và người tiêu dùng khá hào hứng với sản phẩm này. Thêm vào đó, không ai bảo đảm rằng doanh số phần mềm mà doanh nghiệp bán ra được cung cấp cho hãng nghiên cứu là chính xác khi mà các đơn vị phần mềm liên tiếp nhận mình là “đơn vị số một.”
Lại nữa, rất nhiều người Việt Nam dùng phần mềm miễn phí (một số chương trình diệt virus, bộ gõ...) và phần mềm mã nguồn mở trong khi họ không để ý đó có phải là mã nguồn mở hay không sẽ khiến những con số điều tra có thể sai lệch...
Trước những câu hỏi này, phía BSA cũng cho rằng mọi điều tra đều có sai số và “đây là vấn đề tương đối." Con số BSA đưa ra có thể không chính xác 100%, song xu hướng thì chắc chắn là chính xác.
Trước đó, năm 2009, BSA đã bị dư luận Việt Nam lên tiếng phản đối mạnh mẽ khi công bố 85% phần mềm máy tính ở Việt Nam vi phạm bản quyển. Các chuyên gia cho rằng, đó là một công bố mang tính áp đặt và thiếu chính xác, chủ yếu gây sức ép thương mại.
Thành viên của BSA là những doanh nghiệp phần mềm có tiếng như Microsoft, Adobe, AVG, Corel, Kaspersky, Bkis, Lacviet... BSA hoạt động với hình thức câu lạc bộ và hội viên phải đóng phí để duy trì./.
Trung Hiền (Vietnam+)