Những cuộc biểu tình chống Mỹ đã bùng nổ ở thế giới Hồi giáo, và nước Mỹ vẫn bất lực trong việc hành động chống lại những ai tìm cách kích động bạo lực, do các quyền tự do được hiến pháp nước này bảo đảm.
Nguồn gốc của cuộc phản đối đang lan khắp Trung Đông và Bắc Phi hiện giờ và tâm lý chống Mỹ lên cao là một bộ phim do tư nhân làm phỉ báng tiên tri Hồi giáo Mohammed. Bộ phim được cho là có liên hệ với nhóm Thiên Chúa giáo Coptic Christians ở Mỹ. Người có thể đã sản xuất bộ phim này là Nakoula Basseley Nakoula, một thành viên của Copt, 55 tuổi, hiện đang sống tại California. Bộ phim được quảng cáo trên các trang web của hai người Mỹ khác, linh mục Thiên Chúa giáo cực đoan Terry Jones và một thành viên khác của Copt, luật sư Morris Sadek, hiện sống ở Washington.
[Biểu tình nhiều nơi phản đối phim phỉ báng đạo Hồi] “Tôi biết một số người thấy khó hiểu tại sao nước Mỹ không chỉ ngăn chặn những cuốn băng video đáng bị chỉ trích này khỏi công chúng,” Bộ trưởng ngoại giao Mỹ Hillary Clinton nói ngày 13/9. "Tôi muốn nói rằng trước hết, với công nghệ như ngày nay, điều này là không thể. Nhưng thậm chí nếu có thể đi nữa, đất nước chúng tôi có một truyền thống lâu dài với những nguyên tắc được tôn thờ trong hiến pháp và pháp luật, và chúng tôi không ngăn cản công dân với tư cách cá nhân bày tỏ quan điểm của họ, dù chúng có tồi tệ đến thế nào.” Bộ tư pháp Mỹ từ chối trả lời về khả năng họ có trừng phạt Nakoula và những người khác không, nhưng các chuyên gia nói họ sẽ không thể làm gì nếu như hành vi đó bị coi là ngăn cản người dân thực hiện những quyền được hiến pháp bảo vệ. “Chính phủ Mỹ bất lực trong vấn đề cụ thể này do hiến pháp cho phép người Mỹ lên tiếng mà không sợ phải vào tù, dù cho những gì họ nói bị những người khác coi là báng bổ thần thánh,” giáo sư Eugene Volokh, một chuyên gia về luật tự do ngôn luận, nói với AFP. Tu chính án thứ nhất của hiến pháp Mỹ tuyên bố: “Quốc hội không được ban bố các đạo luật… cản trở quyền tự do ngôn luận.” Trong vụ án Brandenburg kiện bang Ohio năm 1969, Tòa án tối cao Mỹ đã phán quyết chính quyền không được phép trừng phạt một bài phát biểu gây kích động trừ khi nó trực tiếp và cố tình gây ra bạo lực và “các hành vi phi pháp không thể kiểm soát.” Phán quyết đó đã trở thành một án lệ tới tận ngày nay và giải thích tại sao chính quyền Mỹ bất lực trong việc trừng phạt các nhà làm phim hoặc ngăn ngừa các vụ việc tương tự trong tương lai. Tại một sự kiện tranh cử ở Colorado ngày 14/9, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nói “không hành vi khủng bố nào” có thể “làm lu mờ ánh sáng của những giá trị mà chúng ta tự hào đưa ra cho thế giới.” Nhưng bộ phim Innocence of Muslims (Sự vô tội của những người Hồi giáo), một cuốn phim nghiệp dư với râu giả, hóa trang rất tệ và một dàn diễn viên nghĩ là họ đang làm điều gì đó hoàn toàn khác biệt, đã gây ra những cái chết và sự hủy hoại, cũng như gây ra nghi ngờ nghiêm trọng với những giá trị mà ông Obama nói. Volokh, giảng dại ở Đại học bang California, Los Angeles (UCLA), nói dù muốn hay không, tu chính án thứ nhất bảo vệ tự do ngôn luận của tất cả mọi người, không kể tầng lớp, quan điểm chính trị và trình độ học vấn.
[Biểu tình nhiều nơi phản đối phim phỉ báng đạo Hồi] “Tôi biết một số người thấy khó hiểu tại sao nước Mỹ không chỉ ngăn chặn những cuốn băng video đáng bị chỉ trích này khỏi công chúng,” Bộ trưởng ngoại giao Mỹ Hillary Clinton nói ngày 13/9. "Tôi muốn nói rằng trước hết, với công nghệ như ngày nay, điều này là không thể. Nhưng thậm chí nếu có thể đi nữa, đất nước chúng tôi có một truyền thống lâu dài với những nguyên tắc được tôn thờ trong hiến pháp và pháp luật, và chúng tôi không ngăn cản công dân với tư cách cá nhân bày tỏ quan điểm của họ, dù chúng có tồi tệ đến thế nào.” Bộ tư pháp Mỹ từ chối trả lời về khả năng họ có trừng phạt Nakoula và những người khác không, nhưng các chuyên gia nói họ sẽ không thể làm gì nếu như hành vi đó bị coi là ngăn cản người dân thực hiện những quyền được hiến pháp bảo vệ. “Chính phủ Mỹ bất lực trong vấn đề cụ thể này do hiến pháp cho phép người Mỹ lên tiếng mà không sợ phải vào tù, dù cho những gì họ nói bị những người khác coi là báng bổ thần thánh,” giáo sư Eugene Volokh, một chuyên gia về luật tự do ngôn luận, nói với AFP. Tu chính án thứ nhất của hiến pháp Mỹ tuyên bố: “Quốc hội không được ban bố các đạo luật… cản trở quyền tự do ngôn luận.” Trong vụ án Brandenburg kiện bang Ohio năm 1969, Tòa án tối cao Mỹ đã phán quyết chính quyền không được phép trừng phạt một bài phát biểu gây kích động trừ khi nó trực tiếp và cố tình gây ra bạo lực và “các hành vi phi pháp không thể kiểm soát.” Phán quyết đó đã trở thành một án lệ tới tận ngày nay và giải thích tại sao chính quyền Mỹ bất lực trong việc trừng phạt các nhà làm phim hoặc ngăn ngừa các vụ việc tương tự trong tương lai. Tại một sự kiện tranh cử ở Colorado ngày 14/9, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nói “không hành vi khủng bố nào” có thể “làm lu mờ ánh sáng của những giá trị mà chúng ta tự hào đưa ra cho thế giới.” Nhưng bộ phim Innocence of Muslims (Sự vô tội của những người Hồi giáo), một cuốn phim nghiệp dư với râu giả, hóa trang rất tệ và một dàn diễn viên nghĩ là họ đang làm điều gì đó hoàn toàn khác biệt, đã gây ra những cái chết và sự hủy hoại, cũng như gây ra nghi ngờ nghiêm trọng với những giá trị mà ông Obama nói. Volokh, giảng dại ở Đại học bang California, Los Angeles (UCLA), nói dù muốn hay không, tu chính án thứ nhất bảo vệ tự do ngôn luận của tất cả mọi người, không kể tầng lớp, quan điểm chính trị và trình độ học vấn.
Người Arập biểu tình chống Mỹ trước cửa Đại sứ quán Mỹ ở Tel Aviv (Nguồn: AFP)
“Điều đó đúng với Salman Rushdie, đúng với những nhà sản xuất South Park và đúng với những người làm bộ phim này,” Volokh nói. “Ngay cả việc kêu gọi bạo lực cũng được bảo vệ, mà đây còn chưa phải là kêu gọi bạo lực, mà chỉ là chỉ trích một tôn giáo”. Trong thời đại internet, mọi việc càng trở nên khó xử bởi lẽ ranh giới giữa kích động bạo lực Hồi giáo và tự do ngôn luận là khá mong manh. Vậy là, trong khi Nakoula được cảnh sát bảo vệ ở nhà riêng tại ngoại ô Los Angeles, thì Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) lại đang điều tra những cái chết của bốn công dân Mỹ, bao gồm cả đại sứ Mỹ tại Libya, bị sát hại trong những vụ biểu tình phản đối bộ phim. Steve Klein, một người Thiên Chúa giáo sùng đạo thừa nhận là tư vấn cho dự án, nói ông không cảm thấy trách nhiệm về cái chết của những người Mỹ. “Trong trường hợp ngài đại sứ, tôi không giết những người đó. Chính họ đã bóp cò. Chính họ đã giết ngài đại sứ,” ông nói với CNN./.
Trần Trọng (Vietnam+)