Ngày 21/6, tại thành phố Tuy Hòa, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên tổ chức Hội nghị bàn giải pháp tổ chức lại sản xuất trong khai thác cá ngừ đại dương ở chín tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng vào đến Bà Rịa-Vũng Tàu.
Sản lượng và chất lượng cá ngừ giảm
Nghề khai thác cá ngừ đại dương du nhập vào Việt Nam từ năm 1994; bắt đầu từ Phú Yên sau đó lan rộng ra các địa phương, nhưng tập trung nhất tại ba tỉnh Phú Yên, Bình Định và Khánh Hòa.
Theo Tổng cục thủy sản, trữ lượng cá ngừ đại dương ở vùng biển Việt Nam khoảng 670.000 tấn, trong đó cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to có giá trị cao nhất với trữ lượng khoảng 44.830 tấn nhưng khả năng khai thác đạt 17.000 tấn, chủ yếu tập trung ở ba tỉnh Phú Yên, Bình Định và Khánh Hòa.
Từ cuối năm 2011, ngư dân huyện Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định) chuyển từ nghề câu mực kết hợp ánh sáng sang khai thác cá ngừ đại dương bằng nghề câu tay kết hợp với ánh sáng đã cho sản lượng cao gấp ba lần so với câu vàng nhưng chất lượng thấp.
Qua điều tra thực nghiệm của Cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Tổng cục thủy sản) cũng như ý kiến của ngư dân, các doanh nghiệp thu mua cá ngừ đại dương đều nhận định hầu hết cá ngừ câu tay kết hợp ánh sáng chất lượng không đạt để ăn tươi, kéo theo giá cá cũng giảm từ 60% đến 70% so với đầu năm 2012.
Tương tự giá cá ngừ đại dương chất lượng cao được khai thác bằng nghề câu vàng truyền thống cũng giảm từ 30% đến 40%.
Rất nhiều tàu thuyền thua lỗ buộc phải nằm bờ, trong đó riêng tỉnh Phú Yên trong tháng 5/2013 có đến 292 tàu chuyên hành nghề câu cá ngừ đại dương nằm bờ.
Theo Tổng cục thủy sản, năm 2012, tổng sản lượng khai thác cá ngừ đại dương của Việt Nam đạt hơn 66.550 tấn, trong đó cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to có giá trị nhất là 16.240 tấn, trong đó tỉnh Bình Định 9.723 tấn, Phú Yên 4.800 tấn, Khánh Hòa 1.380 tấn, còn lại là các địa phương khác.
Năm tháng đầu năm 2013, sản lượng cá ngừ đại dương của ba tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa mới đạt 10.500 tấn.
Các giải pháp cần thực hiện
Tại hội nghị, đại diện ngư dân, doanh nghiệp thu mua cá ngừ đại dương đều thống nhất nhận định giá cá ngừ đại dương thấp nguyên nhân là do cung vượt cầu lớn ở phân khúc thị trường cá có chất lượng thấp.
Chất lượng cá ngừ đại dương câu tay giảm là do cá được bắt lên từ độ sâu lớn, trong thời gian ngắn bị thay đổi đột ngột về áp suất, nhiệt độ; cá vẫy vùng mạnh, phát sinh các chất làm giảm chất lượng của cá như axitlatic, histamin…. và làm cho thịt cá bị bở. Ngoài ra, việc sơ chế, bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu khai thác không đúng quy trình.
Để tránh lãng phí nguồn lợi và nâng cao chất lượng sản phẩm, giữ được thị trường cũng như uy tín, thương hiệu sản phẩm cá ngừ Việt Nam, các ý kiến phát biểu tại Hội nghị thống nhất khuyến cáo ngư dân nên áp dụng nghề câu vàng truyền thống, không nên chuyển sang nghề câu tay kết hợp ánh sáng.
Nếu tiếp tục hành nghề câu tay cần ưu tiên sử dụng lưỡi câu vòng và phương pháp thu câu chậm; đồng thời tùy theo điều kiện của dòng hải lưu theo từng mùa để ngư dân áp dụng câu vàng hay câu tay để đạt hiệu quả cao nhất.
Các địa phương sớm thành lập thêm các tổ ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển, hình thành mô hình thu mua, vận chuyển và dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển để rút ngắn thời gian bảo quản và sớm đưa sản phẩm vào bờ.
Các địa phương phối hợp với Hiệp hội cá ngừ đại dương Việt Nam, Hiệp hội cá ngừ của tỉnh nâng cao hiệu quả tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất từ khai thác, dịch vụ hậu cần, thu mua vận chuyển, đến chế biến xuất khẩu. Trong đó, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu làm trung tâm để xác định nhu cầu về sản lượng, yêu cầu chất lượng của từng thị trường tại từng thời điểm, qua đó đề xuất giá mua hợp lý để hài hòa lợi nhuận của doanh nghiệp, cơ sở thu mua vận chuyển và ngư dân.
Cùng với việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch theo chủ trương của Chính phủ, ngư dân đầu tư hầm bảo quản bằng công nghệ xốp thổi (PU); kiểm soát và thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng nước đá để bảo quản sản phẩm.
Ngoài ra, các tỉnh cũng cần sớm hình thành chợ đấu giá cá ngừ đại dương./.
Sản lượng và chất lượng cá ngừ giảm
Nghề khai thác cá ngừ đại dương du nhập vào Việt Nam từ năm 1994; bắt đầu từ Phú Yên sau đó lan rộng ra các địa phương, nhưng tập trung nhất tại ba tỉnh Phú Yên, Bình Định và Khánh Hòa.
Theo Tổng cục thủy sản, trữ lượng cá ngừ đại dương ở vùng biển Việt Nam khoảng 670.000 tấn, trong đó cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to có giá trị cao nhất với trữ lượng khoảng 44.830 tấn nhưng khả năng khai thác đạt 17.000 tấn, chủ yếu tập trung ở ba tỉnh Phú Yên, Bình Định và Khánh Hòa.
Từ cuối năm 2011, ngư dân huyện Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định) chuyển từ nghề câu mực kết hợp ánh sáng sang khai thác cá ngừ đại dương bằng nghề câu tay kết hợp với ánh sáng đã cho sản lượng cao gấp ba lần so với câu vàng nhưng chất lượng thấp.
Qua điều tra thực nghiệm của Cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Tổng cục thủy sản) cũng như ý kiến của ngư dân, các doanh nghiệp thu mua cá ngừ đại dương đều nhận định hầu hết cá ngừ câu tay kết hợp ánh sáng chất lượng không đạt để ăn tươi, kéo theo giá cá cũng giảm từ 60% đến 70% so với đầu năm 2012.
Tương tự giá cá ngừ đại dương chất lượng cao được khai thác bằng nghề câu vàng truyền thống cũng giảm từ 30% đến 40%.
Rất nhiều tàu thuyền thua lỗ buộc phải nằm bờ, trong đó riêng tỉnh Phú Yên trong tháng 5/2013 có đến 292 tàu chuyên hành nghề câu cá ngừ đại dương nằm bờ.
Theo Tổng cục thủy sản, năm 2012, tổng sản lượng khai thác cá ngừ đại dương của Việt Nam đạt hơn 66.550 tấn, trong đó cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to có giá trị nhất là 16.240 tấn, trong đó tỉnh Bình Định 9.723 tấn, Phú Yên 4.800 tấn, Khánh Hòa 1.380 tấn, còn lại là các địa phương khác.
Năm tháng đầu năm 2013, sản lượng cá ngừ đại dương của ba tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa mới đạt 10.500 tấn.
Các giải pháp cần thực hiện
Tại hội nghị, đại diện ngư dân, doanh nghiệp thu mua cá ngừ đại dương đều thống nhất nhận định giá cá ngừ đại dương thấp nguyên nhân là do cung vượt cầu lớn ở phân khúc thị trường cá có chất lượng thấp.
Chất lượng cá ngừ đại dương câu tay giảm là do cá được bắt lên từ độ sâu lớn, trong thời gian ngắn bị thay đổi đột ngột về áp suất, nhiệt độ; cá vẫy vùng mạnh, phát sinh các chất làm giảm chất lượng của cá như axitlatic, histamin…. và làm cho thịt cá bị bở. Ngoài ra, việc sơ chế, bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu khai thác không đúng quy trình.
Để tránh lãng phí nguồn lợi và nâng cao chất lượng sản phẩm, giữ được thị trường cũng như uy tín, thương hiệu sản phẩm cá ngừ Việt Nam, các ý kiến phát biểu tại Hội nghị thống nhất khuyến cáo ngư dân nên áp dụng nghề câu vàng truyền thống, không nên chuyển sang nghề câu tay kết hợp ánh sáng.
Nếu tiếp tục hành nghề câu tay cần ưu tiên sử dụng lưỡi câu vòng và phương pháp thu câu chậm; đồng thời tùy theo điều kiện của dòng hải lưu theo từng mùa để ngư dân áp dụng câu vàng hay câu tay để đạt hiệu quả cao nhất.
Các địa phương sớm thành lập thêm các tổ ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển, hình thành mô hình thu mua, vận chuyển và dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển để rút ngắn thời gian bảo quản và sớm đưa sản phẩm vào bờ.
Các địa phương phối hợp với Hiệp hội cá ngừ đại dương Việt Nam, Hiệp hội cá ngừ của tỉnh nâng cao hiệu quả tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất từ khai thác, dịch vụ hậu cần, thu mua vận chuyển, đến chế biến xuất khẩu. Trong đó, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu làm trung tâm để xác định nhu cầu về sản lượng, yêu cầu chất lượng của từng thị trường tại từng thời điểm, qua đó đề xuất giá mua hợp lý để hài hòa lợi nhuận của doanh nghiệp, cơ sở thu mua vận chuyển và ngư dân.
Cùng với việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch theo chủ trương của Chính phủ, ngư dân đầu tư hầm bảo quản bằng công nghệ xốp thổi (PU); kiểm soát và thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng nước đá để bảo quản sản phẩm.
Ngoài ra, các tỉnh cũng cần sớm hình thành chợ đấu giá cá ngừ đại dương./.
Thế Lập (TTXVN)