Trong Báo cáo Phát triển Thế giới năm 2013 (WDR 2013) mới phát hành, Ngân hàng Thế giới (WB) chỉ rõ đối với các nước, nhất là các nước đang phát triển, việc làm là nền tảng cho sự thịnh vượng.
Việc làm đóng vai trò tối quan trọng đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo, là sự đảm bảo tốt nhất giúp người dân, trong đó chủ đạo là lực lượng thanh niên, tránh các tệ nạn xã hội và bạo lực.
Vấn đề tạo công ăn việc làm và thu nhập tốt là chủ đề trung tâm của các đối thoại phát triển của các chính phủ trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và bất ổn chính trị lan tràn ở nhiều nơi trên thế giới.
Chủ tịch WB Jim Yong Kim nhận xét: "Một công việc tốt có thể thay đổi cuộc sống của một người và các công việc đúng có thể chuyển đổi toàn bộ xã hội. Công việc là hy vọng, là hòa bình, công ăn việc làm có thể giúp cho các quốc gia dễ bị tổn thương trở nên ổn định.”
Theo ông Kim, các chính phủ cần đặt vấn đề việc làm ở vị trí trung tâm nhằm thúc đẩy sự thịnh vượng và chống lại nghèo đói.
Điều quan trọng là chính phủ các nước phải phối hợp tốt với khu vực tư nhân, nơi thu hút tới 90% thị trường việc làm. Bởi vậy, các nhà quản lý cần có cách thức tốt nhất giúp các doanh nghiệp qui mô nhỏ và các trang trại phát triển.
Báo cáo cũng nêu bật ý nghĩa, tầm quan trọng của các công việc đối với nỗ lực nâng cao thu nhập, làm cho thành phố hoạt động tốt hơn, kết nối các nền kinh tế với thị trường toàn cầu, bảo vệ môi trường, cũng như mang lại cơ hội để người dân tham gia vào đời sống và thịnh vượng xã hội.
Qua kết quả của hơn 800 cuộc điều tra, các tác giả WDR 2013 ước tính trên phạm vi toàn thế giới, hiện có hơn 3 tỷ người đang làm việc, nhưng gần một nửa là trong ngành nông nghiệp, các doanh nghiệp hộ gia đình qui mô nhỏ, làm việc theo ngày công, những công việc có điều kiện an toàn lao động và cho thu nhập thấp.
Riêng đối với tầng lớp thanh niên, theo Giám đốc WDR 2013 Martin Rama, trên toàn thế giới đang có tới khoảng 620 triệu thanh niên thất nghiệp. Vì vậy, chỉ để giữ tỷ lệ việc làm không thay đổi, thì trong khoảng 15 năm tới thế giới sẽ phải thêm khoảng 600 triệu việc làm mới.
Báo cáo khuyến nghị cách tiếp cận ba giai đoạn nhằm giúp chính phủ các nước vượt qua các thách thức, đạt mục tiêu nâng cao số lượng, chất lượng việc làm và thu nhập cho người lao động.
Thứ nhất là đảm bảo các nền tảng vững chắc như ổn định kinh tế vĩ mô, môi trường kinh doanh thuận lợi, nguồn nhân lực và hành lang pháp lý.
Thứ hai, các chính sách về lao động không nên trở thành một trở ngại cho việc tạo công ăn việc làm.
Thứ ba, chính phủ các nước cần xác định những loại công việc nào cần được tập trung thúc đẩy, mở rộng nhiều nhất cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời loại bỏ những trở ngại mà khu vực tư nhân gặp phải nhằm tạo việc làm.
WB cho rằng các chương trình nghị sự về việc làm ở cấp độ quốc gia liên quan đến hoạt động di cư của con người có thể tác động đến các nước khác - cả tích cực và tiêu cực.
Do vậy, các nước cần xem xét cơ chế phối hợp quốc tế, chẳng hạn như các hiệp định di cư song phương, nhằm phát huy các tác động tích cực và giảm thiểu những tiêu cực.
WB thúc đẩy tăng trưởng việc làm thông qua hai kênh chính để hỗ trợ cho các nước đang phát triển - đó là Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển (IBRD) và Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) - cũng như thông qua Cơ quan bảo lãnh đầu tư đa phương.
Thông qua các kênh trên, WB đưa ra các tư vấn chính sách, các khoản cho vay hỗ trợ cho sự phát triển của khu vực tư nhân và các chương trình thúc đẩy quá trình đô thị hóa, cơ sở hạ tầng và phát triển con người, bao gồm cả bảo trợ xã hội./.
Việc làm đóng vai trò tối quan trọng đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo, là sự đảm bảo tốt nhất giúp người dân, trong đó chủ đạo là lực lượng thanh niên, tránh các tệ nạn xã hội và bạo lực.
Vấn đề tạo công ăn việc làm và thu nhập tốt là chủ đề trung tâm của các đối thoại phát triển của các chính phủ trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và bất ổn chính trị lan tràn ở nhiều nơi trên thế giới.
Chủ tịch WB Jim Yong Kim nhận xét: "Một công việc tốt có thể thay đổi cuộc sống của một người và các công việc đúng có thể chuyển đổi toàn bộ xã hội. Công việc là hy vọng, là hòa bình, công ăn việc làm có thể giúp cho các quốc gia dễ bị tổn thương trở nên ổn định.”
Theo ông Kim, các chính phủ cần đặt vấn đề việc làm ở vị trí trung tâm nhằm thúc đẩy sự thịnh vượng và chống lại nghèo đói.
Điều quan trọng là chính phủ các nước phải phối hợp tốt với khu vực tư nhân, nơi thu hút tới 90% thị trường việc làm. Bởi vậy, các nhà quản lý cần có cách thức tốt nhất giúp các doanh nghiệp qui mô nhỏ và các trang trại phát triển.
Báo cáo cũng nêu bật ý nghĩa, tầm quan trọng của các công việc đối với nỗ lực nâng cao thu nhập, làm cho thành phố hoạt động tốt hơn, kết nối các nền kinh tế với thị trường toàn cầu, bảo vệ môi trường, cũng như mang lại cơ hội để người dân tham gia vào đời sống và thịnh vượng xã hội.
Qua kết quả của hơn 800 cuộc điều tra, các tác giả WDR 2013 ước tính trên phạm vi toàn thế giới, hiện có hơn 3 tỷ người đang làm việc, nhưng gần một nửa là trong ngành nông nghiệp, các doanh nghiệp hộ gia đình qui mô nhỏ, làm việc theo ngày công, những công việc có điều kiện an toàn lao động và cho thu nhập thấp.
Riêng đối với tầng lớp thanh niên, theo Giám đốc WDR 2013 Martin Rama, trên toàn thế giới đang có tới khoảng 620 triệu thanh niên thất nghiệp. Vì vậy, chỉ để giữ tỷ lệ việc làm không thay đổi, thì trong khoảng 15 năm tới thế giới sẽ phải thêm khoảng 600 triệu việc làm mới.
Báo cáo khuyến nghị cách tiếp cận ba giai đoạn nhằm giúp chính phủ các nước vượt qua các thách thức, đạt mục tiêu nâng cao số lượng, chất lượng việc làm và thu nhập cho người lao động.
Thứ nhất là đảm bảo các nền tảng vững chắc như ổn định kinh tế vĩ mô, môi trường kinh doanh thuận lợi, nguồn nhân lực và hành lang pháp lý.
Thứ hai, các chính sách về lao động không nên trở thành một trở ngại cho việc tạo công ăn việc làm.
Thứ ba, chính phủ các nước cần xác định những loại công việc nào cần được tập trung thúc đẩy, mở rộng nhiều nhất cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời loại bỏ những trở ngại mà khu vực tư nhân gặp phải nhằm tạo việc làm.
WB cho rằng các chương trình nghị sự về việc làm ở cấp độ quốc gia liên quan đến hoạt động di cư của con người có thể tác động đến các nước khác - cả tích cực và tiêu cực.
Do vậy, các nước cần xem xét cơ chế phối hợp quốc tế, chẳng hạn như các hiệp định di cư song phương, nhằm phát huy các tác động tích cực và giảm thiểu những tiêu cực.
WB thúc đẩy tăng trưởng việc làm thông qua hai kênh chính để hỗ trợ cho các nước đang phát triển - đó là Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển (IBRD) và Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) - cũng như thông qua Cơ quan bảo lãnh đầu tư đa phương.
Thông qua các kênh trên, WB đưa ra các tư vấn chính sách, các khoản cho vay hỗ trợ cho sự phát triển của khu vực tư nhân và các chương trình thúc đẩy quá trình đô thị hóa, cơ sở hạ tầng và phát triển con người, bao gồm cả bảo trợ xã hội./.
(TTXVN)