Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga Valentina Matvienko ngày 10/7 thừa nhận vụ cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden vẫn đang hết sức lình xình, khi mà "kẻ đào tẩu" khỏi nước Mỹ này vẫn tiếp tục "dừng chân" trong khu vực quá cảnh tại Sân bay quốc tế Sheremetyevo của Nga.
Bà Matvienko cho rằng việc Snowden vẫn "ẩn dật" tại Sheremetyevo hoàn toàn không vi phạm luật pháp quốc tế.
Phát biểu với các phóng viên, Chủ tịch Hội đồng Liêng bang Nga Matvienko khẳng định "Cựu điệp viên Snowden ở trong khu vực quá cảnh tại một sân bay của Nga là hoàn toàn trên cơ sở quy phạm pháp luật có hiệu lực của luật pháp quốc tế," và anh ta cũng như bao hành khách bình thường khác, đều có quyền như vậy.
Tuy nhiên, bà Matvienko cũng thừa nhận vụ việc Snowden đang ngày càng trở nên phức tạp hơn và có chiều hướng đi vào ngõ cụt.
Trong khi đó, Nga chưa thể đưa ra biện pháp bổ sung nào nhằm có thể giải quyết dứt điểm vụ lình xình này.
Bà Matvienko nhấn mạnh Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã nói rõ quan điểm của Nga "sẽ không giao nộp Snowden" và khẳng định có thể chấp nhận đơn xin tị nạn chính trị của anh này, với điều kiện Snowden phải dừng ngay các hành động chống lại nước Mỹ.
Trong khi đó, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov cho biết sau khi biết được điều kiện trên, Snowden đã rút lại đơn xin tị nạn chính trị của mình tại Nga.
Snowden từ Hawaii tới Hong Kong cuối tháng Năm, sau đó bắt đầu tiết lộ các thông tin về chương trình theo dõi bí mật của chính phủ Mỹ vào đầu tháng Sáu.
Hôm 23/6, cựu điệp viên này bay sang Nga để tìm đường sang tị nạn ở một nước thứ ba, có thể là Ecuador hoặc Venezuela. Tuy nhiên, Snowden đã bị kẹt lại ở sân bay Sheremetyevo của Nga từ đó đến nay.
Trong khi Snowden mắc kẹt tại thủ đô nước Nga, thì Chính phủ Mỹ lại mắc kẹt trong những bài toán ngoại giao hóc búa sau khi thông tin về chương trình Prism bị công bố. Và lời giải cho những bài toán này dường như thật chẳng dễ dàng./.
Bà Matvienko cho rằng việc Snowden vẫn "ẩn dật" tại Sheremetyevo hoàn toàn không vi phạm luật pháp quốc tế.
Phát biểu với các phóng viên, Chủ tịch Hội đồng Liêng bang Nga Matvienko khẳng định "Cựu điệp viên Snowden ở trong khu vực quá cảnh tại một sân bay của Nga là hoàn toàn trên cơ sở quy phạm pháp luật có hiệu lực của luật pháp quốc tế," và anh ta cũng như bao hành khách bình thường khác, đều có quyền như vậy.
Tuy nhiên, bà Matvienko cũng thừa nhận vụ việc Snowden đang ngày càng trở nên phức tạp hơn và có chiều hướng đi vào ngõ cụt.
Trong khi đó, Nga chưa thể đưa ra biện pháp bổ sung nào nhằm có thể giải quyết dứt điểm vụ lình xình này.
Bà Matvienko nhấn mạnh Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã nói rõ quan điểm của Nga "sẽ không giao nộp Snowden" và khẳng định có thể chấp nhận đơn xin tị nạn chính trị của anh này, với điều kiện Snowden phải dừng ngay các hành động chống lại nước Mỹ.
Trong khi đó, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov cho biết sau khi biết được điều kiện trên, Snowden đã rút lại đơn xin tị nạn chính trị của mình tại Nga.
Snowden từ Hawaii tới Hong Kong cuối tháng Năm, sau đó bắt đầu tiết lộ các thông tin về chương trình theo dõi bí mật của chính phủ Mỹ vào đầu tháng Sáu.
Hôm 23/6, cựu điệp viên này bay sang Nga để tìm đường sang tị nạn ở một nước thứ ba, có thể là Ecuador hoặc Venezuela. Tuy nhiên, Snowden đã bị kẹt lại ở sân bay Sheremetyevo của Nga từ đó đến nay.
Trong khi Snowden mắc kẹt tại thủ đô nước Nga, thì Chính phủ Mỹ lại mắc kẹt trong những bài toán ngoại giao hóc búa sau khi thông tin về chương trình Prism bị công bố. Và lời giải cho những bài toán này dường như thật chẳng dễ dàng./.
Quế Anh (Vietnam+)