Tại Hội nghị tham gia phản biện xã hội vào dự thảo Đề án “Quy định về mức thu và sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập của thành phố Hà Nội” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố tổ chức ngày 24/6, các ý kiến đều bày tỏ sự ủng hộ phải điều chỉnh mức học phí theo tinh thần của Nghị định 49/2010/NĐ-CP, tuy nhiên, để tạo sự đồng thuận lớn trong nhân dân thì cần phải hoàn thiện thêm và phải có lộ trình.
Với sự tham gia của nhiều nhà khoa học và đại diện các sở, ban, ngành... của thành phố, nhiều ý kiến nêu lên những bất cập hiện nay trên địa bàn thành phố như việc thu học phí như không thống nhất, mức thu chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục-đào tạo. Do vậy, thời gian qua, nhiều cơ sở giáo dục trong thành phố đã tự đặt ra các khoản thu hợp lý không có trong quy định, đôi khi gây nên tình trạng lạm thu... Vì vậy, việc tăng mức học phí là cần thiết tạo nguồn lực đầu tư cho giáo dục-đào tạo và giảm gánh nặng ngân sách.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng việc tăng mức học phí cần phải có lộ trình, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội từng nơi. Cụ thể, mức thu đề xuất thực hiện vào năm học 2010-2011 của đề án là chưa phù hợp mà chỉ nên ở mức dưới hoặc bằng 3 lần mức thu hiện nay.
Theo ông Nguyễn Viết Chức - nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, phạm vi và mức độ tác động của đề án tới xã hội là rất lớn, nhất là khi mức thu nhập của đa phần người dân hiện nay còn thấp. Vì thế, ở giai đoạn đầu chỉ nên thu học phí của khoảng 30-50% tổng số người dân phải đóng học phí, tập trung sự huy động nguồn lực vào những người có kinh tế khá giả.
Các ý kiến cũng thống nhất rằng việc tăng học phí phải đi đôi với yêu cầu tăng tính minh bạch như minh bạch về đối tượng áp dụng, minh bạch về việc quản lý, sử dụng học phí...
Bà Phạm Thị Hồng Nga, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội khẳng định dù mức học phí có điều chỉnh song ngân sách nhà nước vẫn là nguồn thu chủ yếu của các trường mầm non và phổ thông công lập.
Cùng với tăng học phí, thành phố cũng có nhiều cơ chế huy động nguồn lực đầu tư cho giáo dục-đào tạo để thêm các điều kiện bảo đảm chất lượng của mọi nhà trường đều được cải thiện, mọi học sinh được học tập, sinh hoạt trong môi trường tốt hơn.
So với các quy định đang thực hiện, đề án học phí mới của Hà Nội có nhiều ưu điểm như tăng nguồn lực đầu tư cho giáo dục-đào tạo, giảm lạm thu và tạo sự công bằng trong giáo dục. Bên cạnh việc tăng học phí, các chính sách liên quan đang được Sở Giáo dục-Đào tạo và Sở Tài chính xây dựng theo hướng để học sinh ở mọi vùng, miền đều được hưởng một nền giáo dục có chất lượng, trong đó ưu tiên cho học sinh nghèo, học sinh vùng khó, không để các em phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí.
So với Nghị định 49/2010/NĐ-CP thì số đối tượng được miễn, giảm học phí của Hà Nội nhiều hơn gấp 1,5 lần. Cụ thể, ngoài học sinh ở 15 xã miền núi và khó khăn được miễn hoàn toàn học phí (ở Nghị định 49/2010/NĐ-CP thì học sinh ở miền núi vẫn phải đóng học phí), có đối tượng còn được cấp thêm tiền để đi học (với mức 70.000 đồng/học sinh/tháng), học sinh thuộc hộ cận nghèo được giảm 50% mức học phí...
Các chế độ này sẽ được hỗ trợ trực tiếp tới học sinh, vì vậy, các em thuộc diện ưu tiên dù theo học ở trường công lập hay ngoài công lập cũng đều được hưởng quyền lợi./.
Với sự tham gia của nhiều nhà khoa học và đại diện các sở, ban, ngành... của thành phố, nhiều ý kiến nêu lên những bất cập hiện nay trên địa bàn thành phố như việc thu học phí như không thống nhất, mức thu chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục-đào tạo. Do vậy, thời gian qua, nhiều cơ sở giáo dục trong thành phố đã tự đặt ra các khoản thu hợp lý không có trong quy định, đôi khi gây nên tình trạng lạm thu... Vì vậy, việc tăng mức học phí là cần thiết tạo nguồn lực đầu tư cho giáo dục-đào tạo và giảm gánh nặng ngân sách.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng việc tăng mức học phí cần phải có lộ trình, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội từng nơi. Cụ thể, mức thu đề xuất thực hiện vào năm học 2010-2011 của đề án là chưa phù hợp mà chỉ nên ở mức dưới hoặc bằng 3 lần mức thu hiện nay.
Theo ông Nguyễn Viết Chức - nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, phạm vi và mức độ tác động của đề án tới xã hội là rất lớn, nhất là khi mức thu nhập của đa phần người dân hiện nay còn thấp. Vì thế, ở giai đoạn đầu chỉ nên thu học phí của khoảng 30-50% tổng số người dân phải đóng học phí, tập trung sự huy động nguồn lực vào những người có kinh tế khá giả.
Các ý kiến cũng thống nhất rằng việc tăng học phí phải đi đôi với yêu cầu tăng tính minh bạch như minh bạch về đối tượng áp dụng, minh bạch về việc quản lý, sử dụng học phí...
Bà Phạm Thị Hồng Nga, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội khẳng định dù mức học phí có điều chỉnh song ngân sách nhà nước vẫn là nguồn thu chủ yếu của các trường mầm non và phổ thông công lập.
Cùng với tăng học phí, thành phố cũng có nhiều cơ chế huy động nguồn lực đầu tư cho giáo dục-đào tạo để thêm các điều kiện bảo đảm chất lượng của mọi nhà trường đều được cải thiện, mọi học sinh được học tập, sinh hoạt trong môi trường tốt hơn.
So với các quy định đang thực hiện, đề án học phí mới của Hà Nội có nhiều ưu điểm như tăng nguồn lực đầu tư cho giáo dục-đào tạo, giảm lạm thu và tạo sự công bằng trong giáo dục. Bên cạnh việc tăng học phí, các chính sách liên quan đang được Sở Giáo dục-Đào tạo và Sở Tài chính xây dựng theo hướng để học sinh ở mọi vùng, miền đều được hưởng một nền giáo dục có chất lượng, trong đó ưu tiên cho học sinh nghèo, học sinh vùng khó, không để các em phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí.
So với Nghị định 49/2010/NĐ-CP thì số đối tượng được miễn, giảm học phí của Hà Nội nhiều hơn gấp 1,5 lần. Cụ thể, ngoài học sinh ở 15 xã miền núi và khó khăn được miễn hoàn toàn học phí (ở Nghị định 49/2010/NĐ-CP thì học sinh ở miền núi vẫn phải đóng học phí), có đối tượng còn được cấp thêm tiền để đi học (với mức 70.000 đồng/học sinh/tháng), học sinh thuộc hộ cận nghèo được giảm 50% mức học phí...
Các chế độ này sẽ được hỗ trợ trực tiếp tới học sinh, vì vậy, các em thuộc diện ưu tiên dù theo học ở trường công lập hay ngoài công lập cũng đều được hưởng quyền lợi./.
Thanh Bình (TTXVN/Vietnam+)